Tại sao không nên tự điều trị bệnh trĩ tại nhà?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Vũ Văn Hải

Bác sĩ Ngoại Khoa

Bệnh nhân trĩ thường ngại ngần và xấu hổ bởi trĩ là căn bệnh ở vùng thầm kín. Đây cũng là lý do chính khiến nhiều người bệnh lựa chọn tự điều trị bệnh trĩ tại nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo bệnh trĩ cần được thăm khám và chỉ định điều trị chuyên khoa. Bài viết này cùng bạn phân tích: Tại sao không nên tự làm bác sĩ tại gia chữa trĩ?

1. Bệnh trĩ là gì, vì đâu bệnh trĩ xuất hiện?

Bệnh trĩ là một trong những bệnh về hậu môn-trực tràng có tỷ lệ mắc cực kỳ cao trong cộng đồng. Mặc dù đây là một bệnh lành tính có thể chữa khỏi, nhưng nó mang lại cho người bệnh nhiều khó chịu.

Trĩ là hiện tượng các khối sa ra bên ngoài hậu môn, gây khó chịu, vướng víu và đau đớn cho bệnh nhân. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ là tình trạng giãn nở quá mức của các tĩnh mạch hậu môn do áp lực lớn.

Các chuyên gia đưa ra hai giả thuyết để giải thích cơ chế bệnh sinh của bệnh trĩ. Theo lý thuyết mạch máu, trĩ là do sự ứ trệ và rối loạn máu tĩnh mạch hậu gây ra. Sự ứ trệ này làm các tĩnh mạch giãn nở, lâu dần sa ra ngoài hậu môn.

Theo lý thuyết cơ học, tĩnh mạch giãn ra do chịu quá nhiều áp lực cơ học từ bụng trở xuống. Điều này thường diễn ra khi con người thực hiện các công việc nặng nhọc, hoặc thói quen ngồi lâu, đứng nhiều,…

Hình ảnh mô tả bệnh trĩ hình thành - Điều trị bệnh trĩ tại nhà

Hình ảnh mô tả bệnh trĩ hình thành

2. Các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở người

Bệnh trĩ hình thành do có nhiều yếu tố thúc đẩy như sau:

– Tình trạng táo bón kéo dài quá lâu mà không điều trị: Tình trạng này đa phần do ăn ít rau xanh, cơ thể không bổ sung đủ chất xơ. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: ăn nhiều đạm quá mức cần thiết, ăn mặn, ăn đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, hoặc do uống quá ít nước cần thiết cho cơ thể.

– Tính chất công việc yêu cầu ngồi nhiều, đứng liên tục hoặc thường xuyên mang vác vật nặng. Các đặc thù công việc này gây ra những áp lực lớn lên ổ bụng, trực tràng, từ đó dẫn đến giãn nở tĩnh mạch gây ra bệnh trĩ.

Bê vác đồ nặng trong thời gian dài có thể thúc đẩy bệnh trĩ hình thành

Bê vác đồ nặng trong thời gian dài có thể thúc đẩy bệnh trĩ hình thành

– Do yếu tố độ tuổi: Người cao tuổi thường bị trĩ do các cơ và dây chằng cố định hậu môn có phần giãn nở, thoái hóa. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, bệnh trĩ có phần trẻ hóa vì các yếu tố bên ngoài tác động khiến nhiều người mắc trĩ từ khi còn trẻ tuổi.

– Phụ nữ mang thai và sau khi sinh con thường đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Điều này thường do trong thai kỳ, em bé nằm chèn ép lên các bộ phận khác trong đó có hậu môn. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh có thể bị trĩ nặng hơn do quá trình sinh cần rặn mạnh.

3. Phân loại và các biểu hiện của bệnh trĩ

3.1. Các loại bệnh trĩ được phân biệt như thế nào?

Bệnh trĩ thường được chia thành 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại, được phân biệt rõ với nhau nhờ ranh giới là đường lược hậu môn. Trĩ nội nằm trên đường lược, trong ống hậu môn, trong khi đó trĩ ngoại nằm dưới đường lược và bên ngoài ống hậu môn.

Khi búi trĩ nội kết hợp với trĩ ngoại, bệnh trĩ được gọi là trĩ hỗn hợp, mang các biểu hiện của cả hai loại trĩ nội và trĩ ngoại.

Bệnh trĩ nói chung thường được chia theo 4 cấp độ bệnh. Trong đó giai đoạn 1 thường là khi bệnh trĩ mới chớm, các biểu hiện còn nhẹ, đôi khi khá khó nhận biết. Trĩ ở độ 2, 3 là giai đoạn giữa, bệnh trong giai đoạn tiến triển. Đối với trĩ ở giai đoạn 4, các triệu chứng thường rất nặng nề và lúc này cần can thiệp để loại bỏ búi trĩ ngay, tránh biến chứng xảy ra.

3.2. Đâu là các biểu hiện nhận biết bệnh trĩ?

Người bệnh có thể nhận biết sớm bệnh trĩ nội thông qua các biểu hiện như: Đi đại tiện kèm máu, dịch nhầy nhiều bất thường, cực kỳ ngứa rát và đau đớn khi rặn mạnh. Lý do là vì quá trình này gây ra các tổn thương lên các búi trĩ bên trong trực tràng. Ngoài ra khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, các búi trĩ sa ra ngoài. Búi trĩ thường không có kích thước cố định, thường có màu hồng hoặc màu da, sờ vào có cảm giác như các chùm cao su. Búi trĩ có thể tự co vào hoặc phải dùng tay đẩy (trường hợp giai đoạn 3 ở trĩ nội cần dùng tay đẩy mới vào). Cấp độ 4, búi trĩ thậm chí còn không thể co lại vào bên trong khi đẩy lên

Đối với bệnh trĩ ngoại, biểu hiện chảy máu ít hơn nhưng gây ra đau đớn nhiều hơn và nguy hiểm hơn, bệnh nhân luôn vướng víu khi nằm, ngồi,,.. Ngoài ra, khi búi trĩ phát triển lớn và có va chạm, cọ xát với quần áo, bệnh nhân trĩ ngoại sẽ cảm thấy cực kỳ đau đớn.

4. Điều trị bệnh trĩ như thế nào để đạt hiệu quả cao?

4.1. Nguyên nhân bệnh nhân trĩ không nên tự điều trị bệnh trĩ tại nhà?

Do sự đa dạng của các bài thuốc truyền miệng cũng như tâm lý ngại ngần của người bệnh, nhiều bệnh nhân lựa chọn tự chữa bệnh tại nhà. Tuy vậy, các bác sĩ khuyến cáo rằng, bệnh nhân không được tự chữa trĩ tại nhà mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Cần phải được thăm khám chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín, bởi chỉ có quá trình thăm khám mới giúp bệnh nhân được chẩn đoán, xác định tình trạng bệnh và quyết định phương pháp điều trị.

Đối với bệnh trĩ có thể điều trị bằng thuốc được thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc tại nhà. Đặc biệt, bệnh nhân phải tuân thủ liều lượng, cách dùng, thời gian sử dụng do bác sĩ chỉ định để tránh gặp phải trường hợp thuốc không hiệu quả.

Ngoài ra, bệnh nhân không được tùy tiện áp dụng các cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng thuốc truyền miệng, thuốc dân gian không rõ nguồn gốc. Cần lưu ý bởi nhiều loại thuốc trong số đó chưa được kiểm chứng độ an toàn và hiệu quả. Việc tự ý đắp, bôi các loại thuốc, dược liệu,.. chưa được kiểm chứng có thể khiến bệnh nặng lên, nhiễm trùng và hoại tử hậu môn có thể xảy ra. Bệnh nhân nhất định phải đến thăm khám và điều trị y khoa.

Thăm khám chuyên khoa để được điều trị bệnh trĩ triệt để

Thăm khám chuyên khoa để được điều trị bệnh trĩ triệt để

4.2. Các phương pháp đặc trị bệnh trĩ thay vì tự điều trị bệnh trĩ tại nhà?

Các chuyên gia đưa ra các phương pháp điều trị bệnh trĩ như sau:

Đối với bệnh trĩ ở dạng nhẹ, bệnh nhân sau khi thăm khám có thể điều trị bằng thuốc (nội khoa). Các loại thuốc này sẽ được bác sĩ cân nhắc loại thuốc, liều lượng, thời gian sử dụng. Thông thường các nhóm thuốc sẽ bao gồm: Thuốc giảm triệu chứng, thuốc hỗ trợ nhuận tràng và thuốc giúp tăng độ bền tĩnh mạch.

Đối với bệnh trĩ đang tiến triển nặng hơn, các bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định những can thiệp ngoại khoa phù hợp. Các phương pháp đặc trị hiện nay có thể kể đến như: công nghệ Laser Diode – tiêu trĩ không dao kéo, phương pháp Longo, phương pháp Milligan Morgan _ Ferguson, thắt mạch – khâu treo búi trĩ,.. Trong đó, Laser Diode được xem là phương pháp tối tân trong điều trị bởi sự xâm lấn tối thiểu, nói “Không” với cơn đau, chảy máu và biến chứng hậu phẫu.

Trên đây là những thông tin giúp bạn lý giải “Tại sao không nên tự điều trị bệnh trĩ tại nhà” cũng như những phương pháp đặc hiệu loại bỏ trĩ triệt để hiện nay.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital