Tắc tia sữa là gì? Cách phòng tránh tắc tia sữa hiệu quả dành cho mẹ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Tắc tia sữa là tình trạng rất nhiều mẹ gặp phải ở tuần đầu tiên sau sinh bé. Bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không điều sớm sẽ dễ dẫn đến mất sữa, áp xe vú, viêm vú, thậm chí là viêm xơ tuyến vú mãn tính, hoại tử tuyến vú… Cùng TCI tìm hiểu ngay tắc tia sữa là gì và cách phòng tránh tắc tia sữa hiệu quả để trở thành 1 mẹ khỏe mạnh nhé!

1. Tắc tia sữa là gì?

Với những người lần đầu làm mẹ, tình trạng tắc tia sữa là gì vẫn là khái niệm khá mơ hồ do chưa có nhiều kinh nghiệm. Tắc tia sữa là tình trạng sữa vẫn tiết ra sữa bình thường nhưng bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa do ống bị hẹp hoặc bị bịt kín. Sữa không thể chảy ra ngoài một cách dễ dàng, khiến cho bầu vú căng lên, việc cho con bú gặp nhiều khó khăn và đau đớn.

Tình trạng tắc tia sữa là gì vẫn là khái niệm khá mơ hồ với những người lần đầu làm mẹ vì chưa có nhiều kinh nghiệm

Tình trạng tắc tia sữa là gì vẫn là khái niệm khá mơ hồ với những người lần đầu làm mẹ vì chưa có nhiều kinh nghiệm

Tắc sữa có thể chỉ xảy ra ở một bên ngực hoặc đồng thời cả hai bên, trường hợp nào cũng cần được chữa trị càng sớm càng tốt.

Mẹ bị tắc tia sữa thường có các biểu hiện:

– Ngực căng cứng và to hơn bình thường, mức độ căng cứng càng lúc càng tăng

– Khi sờ vào bầu , cảm nhận được một hoặc nhiều điểm cứng

– Cảm thấy vú nóng, đau nhức

– Không tiết sữa hoặc sữa ra rất ít, dù vắt cũng không ra

– Khi tình trạng trở nặng, mẹ bị sốt, ớn lạnh

2. Tại sao mẹ lại bị tắc tia sữa?

Tắc tia sữa là bệnh thường gặp ở những sản phụ sinh con lần đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

– Mẹ cho con bú quá muộn dẫn đến sữa non (vốn đặc đông hơn sữa thường thành) bị ứ đọng, bịt kín đường đi của sữa trưởng thành.

– Sữa tiết ra nhiều nhưng bé không bú hết, sữa không được thoát ra ngoài sẽ dẫn đến vón cục, gây tắc tia sữa.

– Thay đổi tần suất bú, lượng sữa vẫn tiết ra đều nhưng không được sử dụng gây tắc ứ đường dẫn sữa.

– Con chưa ngậm đúng khớp, không bú được hết sữa, khiến sữa thừa bị ứ đọng và gây bít tắc.

– Mẹ vệ sinh đầu vú không sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể làm ống dẫn sữa sẽ bị viêm, lòng ống bị chít hẹp, sữa không chảy ra ngoài được.

– Mẹ bị stress, căng thẳng

– Ngực phải chịu áp lực do mặc áo ngực quá chật, hoặc nằm sấp khiến ngực phải chịu sức ép, các ống dẫn sữa cũng chịu tác động, dễ gây tắc tia sữa.

3. Cách phòng ngừa tắc tia sữa hiệu quả dành cho mẹ

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tuy bệnh tắc tia sữa tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như mẹ mất sữa, áp xe vú, viêm vú, nhiễm trùng vú, hoại tử tuyến vú, viêm xơ tuyến vú mãn tính,…

Để phòng ngừa, mẹ hãy ghi lại và thực hiện đầy đủ các biện pháp dưới đây nhé!

3.1 Cho trẻ bú đúng cách

Cách thông tắc tia sữa nhanh và hiệu quả nhất chính là cho trẻ bú đúng cách

Cách phòng ngừa tắc tia sữa hiệu quả nhất chính là cho trẻ bú đúng cách

– Mẹ hãy cho bé bú càng sớm càng tốt để giải phóng lượng sữa non, tránh gây tắc, ứ đọng tại ống sữa.Trước khi cho bé bú, hãy làm ấm ngực bằng khăn ấm, kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng bầu vú.

– Nếu mẹ cảm thấy ngực căng tức thì cho bé bú bên bị căng, chú ý tư thế bắt núm của con đảm bảo con bú được nhiều sữa nhất.

– Sau mỗi cữ bú của trẻ, nếu trẻ không bú hết mẹ nên dùng máy hút sữa vắt hết, chặn đứng nguy cơ tắc tia sữa do sữa thừa.

3.2 Vệ sinh bầu ngực sạch sẽ

Vệ sinh bầu ngực là cách phòng tránh tắc tia sữa đơn giản, dễ thực hiện mà hiệu quả mang lại vô cùng cao.

Sau khi bé bú xong, nếu trẻ chưa bú hết của, mẹ cảm thấy sữa còn nhiều trong ngực thì cần nặn hết ra, sau đó vệ sinh đầu vú nhẹ nhàng, sạch sẽ bằng khăn ấm để đảm bảo sữa thừa không gỉ ra ngoài, bị nhiễm khuẩn và gây bít tắc ở đầu vú

3.3 Giữ tinh thần thoải mái

Giữ tinh thần thoải mái và có chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng để tuyến sữa hoạt động ổn định nhất.

Trong trường hợp mẹ có các biểu hiện của tắc tia sữa như ngực sưng to, căng cứng, đau nhức, khó khăn khi cho con bú và hút sữa,… kéo dài trên 3 ngày, mẹ cần đến bệnh viện để bác sĩ can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thông tắc tia sữa cùng hệ thống máy móc chuyên dụng hiện đại; Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ uy tín được nhiều mẹ tin tưởng và lựa chọn.

Bệnh viện ĐKQTThu Cúc - địa chỉ uy tín được nhiều mẹ tin tưởng và lựa chọn thông tắc tia sữa.

Bệnh viện ĐKQTThu Cúc – địa chỉ uy tín được nhiều mẹ tin tưởng và lựa chọn thông tắc tia sữa.

Tại đây, tình trạng tắc tia sữa của mẹ sẽ được điều trị nhanh chóng, cam kết không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, giúp mẹ có nhiều sữa hơn.

Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc tắc tia sữa là gì, cách phòng tránh tắc tia sữa như thế nào cũng như địa chỉ thông tắc tia sữa uy tín. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị hiệu quả, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được phản hồi nhanh nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital