Tác dụng phụ khi điều trị ung thư buồng trứng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Dù ít hay nhiều, mỗi phương pháp điều trị ung thư buồng trứng lại có những tác dụng phụ khác nhau. Một số tác dụng phụ khi điều trị ung thư buồng trứng có thể gặp là đau vùng bụng, mãn kinh sớm, mệt mỏi, buồn nôn…

Những tác dụng phụ khi điều trị ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng khá phổ biến ở nữ giới

Ung thư buồng trứng là bệnh lý phụ khoa ác tính phổ biến thứ 3 ở nữ giới, chỉ sau bệnh ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng không ngừng tăng và ngày càng trẻ hóa. Tính đến năm 2010, chỉ có khoảng trên 4 nghìn người mắc ung thư buồng trứng nhưng với đà tăng như hiện tại, các chuyên gia ước tính đến năm 2020, số lượng ca mắc có thể tăng lên đến trên 10 nghìn ca.

Ung thư buồng trứng có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Mỗi phương pháp điều trị bệnh có thể có tác dụng phụ khác nhau và mức độ tác động cũng khác nhau.

Phẫu thuật

Sau cắt bỏ buồng trứng, bệnh nhân có thể phải chịu cơn đau vùng bụng

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư buồng trứng được đánh giá cao ở giai đoạn đầu và cả những giai đoạn sau của bệnh. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ một buồng trứng, cả hai buồng trứng, ống dẫn trứng, cổ tử cung, các hạch bạch huyết và mô mỡ bụng bị ảnh hưởng.

Tác dụng phụ khi điều trị ung thư buồng trứng có thể gặp là gây đau ngắn hạn, nhạy cảm tại khu vực phẫu thuật, đi tiểu khó. Trường hợp nữ giới phải cắt bỏ cả hai buồng trứng, bệnh nhân sẽ mất khả năng sinh con, ảnh hưởng đến hoóc môn giới tính và mãn kinh sớm với một số biểu hiện như bốc hỏa, khô âm đạo

Xạ trị

Buồn nôn có thể gặp ở sau xạ trị

Xạ trị sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt, ức chế sự phát triển của khối u. Tia xạ có thể đến từ máy chiếu xạ hoặc chất phóng xạ đặt gần khối u trong ổ bụng. Tùy vào liều lượng xạ trị và thời gian chiếu xạ mà tác dụng phụ ở mỗi bệnh nhân có thể khác nhau.

Xạ trị có thể gây một số tác dụng phụ như đau bụng, vùng da chiếu xạ bị ửng đỏ, buồn nôn, mệt mỏi, tắc ruột… Bình thường, tác dụng phụ sẽ giảm dần và biến mất sau khi kết thúc xạ trị một thời gian

Hóa trị liệu

Đây là phương pháp điều trị toàn thân sử dụng thuốc gây độc tế bào ung thư, giảm nguy cơ tái phát bệnh ở mức thấp nhất. Tùy thuộc vào loại thuốc điều trị mà tác dụng phụ có thể khác nhau. Một số tác dụng phụ khi điều trị ung thư buồng trứng có thể gặp là buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, rụng tóc…

Tác dụng phụ khi điều trị ung thư buồng trứng là điều khó tránh và có thể giảm sau liệu trình điều trị bệnh một thời gian. Để tránh bệnh nhân lo lắng, trước khi thực hiện bất kì phương pháp điều trị bệnh nào, bác sĩ cũng sẽ thông báo về một số tác dụng phụ có thể gặp phải. Trường hợp có biểu hiện lạ sau điều trị, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn.

Một số phương pháp có thể làm giảm tác dụng phụ sau điều trị ung thư buồng trứng là ăn uống đủ chất dinh dưỡng, cố gắng giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng lo âu quá mức, uống đủ nước, tham khảo ý kiến bác sĩ về sử dụng một số loại thuốc giảm đau…

Ung thư buồng trứng có tiên lượng sống rất tốt ở những giai đoạn đầu của bệnh. Theo đó, ở giai đoạn IA, bệnh nhân có tới 94% cơ hội sống trong 5 năm. Vì vậy, chị em không nên sợ hãi một số tác dụng phụ mà trì hoãn điều trị bệnh.

TS. BS See Hui Ti điều trị các bệnh ung thư ở nữ giới

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital