Thiền là phương pháp giúp tinh thần tập trung và giúp con người đạt được cảm giác thư giãn, cân bằng và bình tĩnh. Đặc biệt, đối với não bộ, thiền có nhiều lợi ích có thể bạn chưa biết. Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu tác dụng của tập thiền đối với não bộ qua bài viết này bạn nhé.
Menu xem nhanh:
1. Bạn đã biết về thiền?
Tập thiền là một phương pháp thực hành tâm trí giúp bạn tập trung hơn và giảm lo âu. Thử ngồi xuống và thiền nếu bạn lo lắng hoặc căng thẳng. Dù chỉ mất vài phút nhưng thiền lại có thể giúp bạn thư giãn, trở nên bình tĩnh hơn và có lợi cho sức khỏe cả thể chất lẫn tâm trí, ngay cả khi bạn ngừng tập luyện.
Nhìn chung, thiền là một phương pháp để tập trung tâm vào một điều gì đó hoặc một khoảnh khắc trong cuộc sống để giúp tâm an tịnh. Khi tâm an tịnh, trí tuệ sẽ phát triển để người thiền có cái nhìn chính xác hơn và thấu đáo hơn về các hiện tượng và sự vật, điều này sẽ cho phép họ đưa ra những phản ứng phù hợp.
Thiền đem đến rất nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe của con người, trong đó, không thể không kể đến những công dụng tuyệt vời đối với bộ não của chúng ta.
2. Những công dụng của thiền đối với não bộ con người là gì?
2.1. Tác dụng của tập thiền đối với não bộ: Thay đổi cấu trúc trong não
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc thực hành thiền có thể tạo ra các tác động làm thay đổi cấu trúc của não. Tại một nghiên cứu năm 2012 tại Đại học Harvard, Mỹ, các nhà hoa học đã tiến hành trên trên 27 cá nhân có thực hành thiền trong vòng 8 tuần. Sau khi quét não của những người này sau thời gian thiền, các nhà nghiên cứu đã nhận rằng thiền có thể giúp tăng độ dày của vỏ não vùng hải mã. Phần não này đóng vai trò kiểm soát học tập và trí nhớ, ngoài ra nó cũng điều tiết được cảm xúc của con người.
Việc tăng độ dày của vùng não này giúp thể tích tăng lên, cải thiện cảm xúc, tránh được những tình trạng tiêu cực như căng thẳng, dễ nổi cáu. Thiền cũng có thể giúp hạn chế những rối loạn trong sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau chấn thương,.. nhờ việc làm tăng thể tích vùng hải mã.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng khối lượng của amygdala, phần não liên quan đến trải nghiệm các cảm xúc như sợ hãi, căng thẳng và lo lắng, giảm đi khi người ta thiền. Hoạt động này ảnh hưởng đến cả cấu trúc não và cảm giác của người thực hành thiền.
2.2. Tác dụng của tập thiền đối với não bộ: Giúp điều chỉnh trạng thái căng thẳng
Có một số nghiên cứu được tiến hành để chứng minh rằng thiền có những lợi ích cực tốt đối với não bộ trong việc làm giảm đi các căng thẳng.
Các nhà khoa học tại Trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) đã nghiên cứu các tác động của việc thiền định đối với sức khỏe con người và não bộ vào năm 2016. Một nhóm gồm 35 người trưởng thành bị căng thẳng được phân loại thành hai nhóm và được theo dõi trong bốn tháng. Một nhóm thiền định, trong khi nhóm kia tiến hành thực hiện những điều đánh lạc hướng lo lắng, chẳng hạn như trò chuyện hoặc đùa giỡn.
Sau một thời gian, khi quét não những người tham gia, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng vùng não liên quan đến trạng thái nghỉ ngơi của người thực hiện các bài tập thiền có nhiều hoạt động và biểu cảm hơn. Sau khoảng 4 tháng, nhóm thực hiện thiền có nồng độ interleukin 6 trong máu thấp hơn. Nồng độ này càng thấp thì tình trạng viêm và căng thẳng ở con người sẽ được cải thiện.
Bởi vậy, nghiên cứu này đưa ra nhận xét rằng thiền có thể điều chỉnh được trạng thái căng thẳng, lo lắng ở con người.
2.3. Thiền là một cách giúp não bộ cải thiện tập trung
Theo nghiên cứu, thiền có thể giúp bạn tập trung theo hai cách. Đầu tiên và quan trọng nhất, nó có thể giúp bạn tập trung tốt hơn vào một chủ đề cụ thể trong khi bỏ qua những thứ gây phân tán chú ý.
Thứ hai, nó có thể tăng khả năng nhận thức những gì đang xảy ra trong môi trường xung quanh bạn, điều này có thể giúp bạn có thể tập trung đầy đủ hơn vào những gì đang diễn ra hiện tại.
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013 trên 55 người tại Trường Đại học California (Mỹ) cho thấy thiền chánh niệm có thể làm giảm sự bất ổn về tâm trí, ngoài ra có thể cải thiện hiệu suất nhận thức. Những người này có thể ghi nhớ tốt hơn và tập trung hơn sau hai tuần.
Bởi vậy, có thể nói bộ môn thiền không những có thể giảm những suy nghĩ tiêu cực mà còn cải thiện điểm số mức độ tập trung.
Một nghiên cứu khác trên 25 người từ Trường Đại học Y Yale (Mỹ) năm 2011 cũng đưa ra kết quả tương tự. So với khi mới bắt đầu tập thiền, những người thiền chánh niệm thời gian dài thấy mình ít bị phân tâm trong suy nghĩ hơn, tâm trí ổn định hơn và tập trung hơn so với thời điểm mới bắt đầu thực hiện.
2.4. Thiền có tác dụng trong việc bảo vệ và chống tình trạng lão hóa của não
Các nhà nghiên cứu từ Trường Y khoa UCLA (Mỹ) vào năm 2011 đã phát hiện ra rằng thiền có thể bảo vệ não chống lại sự lão hóa. Cụ thể, do tuổi tác, 54 người tham gia nghiên cứu về thiền định dài hạn ít bị mất đi chất trắng trong não hơn.
Một số nghiên cứu khác đưa ra những phát hiện rằng thiền có thể bảo tồn chất xám trong não. Giữa nhóm người thiền định thường xuyên trong 20 năm và nhóm người không thiền, cả hai đều mất đi chất xám khi già đi, tuy nhiên nhóm thiền bị giảm ít chất xám hơn so với nhóm không thực hiện hành động này.
Trên đây là những thông tin giúp bạn có thể tham khảo về tác dụng của tập thiền đối với não bộ và hiểu hơn về những giá trị tuyệt vời mà bộ môn này mang lại. Cùng Thu Cúc TCI tập thiền ngay hôm nay để cùng sống khỏe, sống vui bạn nhé.