Sưng amidan nên làm gì để giảm đau, phục hồi hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Khi amidan bị sưng gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh. Thậm chí còn gặp khó khăn trong giao tiếp và ăn uống. Lúc này đa số đều có một thắc mắc chung rằng “sưng amidan nên làm gì để giảm đau, cải thiện bệnh”. Đừng bỏ qua 4 cách giảm sưng amidan đơn giản tại nhà sau.

1. Nhận biết sưng amidan? Nguyên nhân?

Amidan nằm ở ngã ba hầu họng, có nhiệm vụ ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virus đi vào cơ thể qua đường hô hấp. Tuy nhiên, khi sức đề kháng trở nên suy yếu cùng sự tấn công mạnh mẽ của virus, vi khuẩn, amidan không thể chống lại gây nên nên tình trạng viêm, sưng đỏ. Nếu xảy ra nhiều lầnthì khiến cho khả năng chống lại của amidan ngày càng yếu đi, tạo ra các ổ viêm và hình thành các đợt viêm vùng họng.

Amidan bị sưng do vi khuẩn và virus tấn công trực tiếp. Một số nguyên nhân gián tiếp như: thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể không được giữ ấm, suy nhược cơ thể lâu ngày,…cũng có thể gây viêm amidan.

sưng amidan nên làm gì

Các virus, vi khuẩn xâm nhập và tấn công tạo nên ổ viêm tại amidan

Viêm amidan rất dễ nhận biết. Chỉ cần để ý, theo dõi các triệu chứng sau:

– Ngứa họng, đau họng và có cảm giác có dị vật ở cổ họng

– Hơi thở có mùi hôi khó chịu

– Cảm giác đau, khó chịu khi nói và ăn uống.

– Mệt mỏi, đau đầu và sốt cao 39-40 độ C

– Chán ăn, sụt cân rõ rệt

– Thở khò khè, đôi khi khó thở

– Xuất hiện triệu chứng ngủ ngáy do amidan sưng to chèn ép vào đường thở

Khi bệnh mới khởi phát, ở giai đoạn nhẹ thì cần điều trị kịp thời và triệt để. Bởi viêm amidan kéo dài sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình như áp xe quanh amidan, viêm khớp cấp và rối loạn nhịp thở khi ngủ. Vậy khi bị sưng amidan nên làm gì để cải thiện triệu chứng, tránh để hậu quả khó lường?

2. 4 cách giảm sưng amidan hiệu quả tại nhà

Viêm amidan ở giai đoạn đầu rất dễ cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là 4 cách giảm sưng hiệu quả ngay tại nhà không thể bỏ qua.

2.1. Sưng amidan nên làm gì? – Súc miệng bằng nước muối

Nước muối không chỉ làm sạch vùng khoang miệng, họng mà còn giúp giảm viêm, đau hiệu quả. Bởi trong muối có chứa những thành phần sát khuẩn, khử trùng tốt nên có thể đánh bay vi khuẩn bám lại trong các hốc amidan, khoang họng.

cách trị viêm amidan tại nhà

Muối có tính kháng khuẩn nên sẽ làm sạch vùng khoang miệng, hầu họng, ngăn cho vi khuẩn phát triển

Súc miệng nước muối loãng 2 lần/ngày, sáng và tối là tốt nhất. Bạn nên pha loãng muối theo công thức: 9g muối + 1 lít nước đun sôi để nguội. Sau đau súc miệng bằng cách ngửa cổ ra phía sau để nước muối chạm vào thành họng, đồng thời dùng hơi đẩy lên để tạo thành tiếng lọc xọc. Sau 30-45s nhổ nước muối ra và tiếp tục thực hiện thêm 2-3 lần đến khi cổ họng dễ chịu hơn. Cuối cùng súc miệng bằng nước tinh khiết để đẩy hết vi khuẩn, mảng bám ra ngoài.

2.2. Uống nhiều nước ấm

Một trong những thói quen xấu khiến tình trạng sưng amidan tồi tệ hơn chính là ăn uống đồ lạnh. Thay vào đó, nước ấm sẽ tốt cho tình trạng bị viêm amidan hơn cả. Lúc này cung cấp đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày là vô cùng quan trọng.

Khi uống đủ nước sẽ loại bỏ các vi khuẩn trú ngụ tại vùng hầu họng và các hốc amidan. Ngoài ra nước cũng góp phần cung cấp các kháng chất cần thiết giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể.

2.3. Sưng amidan nên làm gì? – Tránh xa các tác nhân gây hại

Tránh xa các tác nhân gây hại, làm cho triệu chứng nặng nề hơn chính là câu trả lời cho việc “sưng amidan nên làm gì?”. Và các tác nhân này thường đến trong chính việc ăn uống, thói quen sinh hoạt hàng ngày:

– Các thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ càng làm kích ứng, sưng đau tại amidan.

– Các dạng thực phẩm cứng như hạnh nhân, lạc, hướng dương,…khi ăn vào sẽ gây ra ma xát, tăng áp lực tại vùng tổn thương amidan. Cảm giác đau nhức sẽ càng trở nên nặng nề hơn.

– Thói quen sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn. Bởi thành phần trong rượu, bia, thuốc lá,…làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, tiến độ lớp niêm mạc lành lại bị cản trở.

bị viêm amidan nên kiêng ăn gì

Thuốc lá, rượu, bia là tác nhân khiến amidan sưng nặng hơn

– Ở trong phòng điều hòa quá lâu với nhiệt độ thấp. Hay tiếp xúc trong môi trường nhiều khói bụi mà không đeo khẩu trang.

2.4. Tăng sức đề kháng qua các bữa ăn

Sức đề kháng chính là khả năng của cơ thể chống lại các virus, vi khuẩn gây nên viêm amidan. Nâng cao sức đề kháng sẽ giúp cơ thể tạo hàng rào ngăn cho các tác nhân gây hại xâm nhập vào bên trong. Đây là cách bảo vệ cơ thể hiệu quả nhất và dễ dàng nhất.

Bạn có thể tăng cường sức đề kháng thông qua xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Duy trì thói quen ăn nhiều rau xanh, hoa quả có nhiều vitamin A, C,…sẽ giúp hệ thống miễn dịch cơ thể được củng cố. Cụ thể:

– Vitamin A có nhiều trong rau ngót, gấc, gan gà,…

– Vitamin C có nhiều trong cam, quýt, chanh, bưởi, rau mồng tơi..

– Vitamin E có nhiều trong các loại rau có màu xanh đậm, dầu ô liu, dầu hướng dương,…

– Vitamin D có nhiều trong lòng đỏ trứng, hải sản,…

3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng sưng amidan vẫn tiếp diễn, không cải thiện dù đã chăm sóc kĩ lưỡng thì bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Bằng cách quan sát và nội soi tai – mũi – họng, bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ viêm amidan. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, nếu cần thiết có thể được chỉ định cắt amidan.

phác đồ điều trị viêm amidan cấp

Nếu tình trạng viêm diễn ra nhiều lần, nếu cần thiết bác sĩ có thể chỉ định cắt amidan

Có thể thấy, nếu tình trạng sưng amidan ở mức độ nhẹ, mới khởi phát thì bạn có thể chăm sóc ngay tại nhà với 4 cách trên. Hy vọng thông tin hữu ích trong bài viết này giúp bạn biết được “khi bị sưng amidan nên làm gì?” rồi nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital