Sỏi thận có gây đau lưng không? Cách điều trị như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Sỏi thận là một bệnh lý không phải xa lạ với mỗi chúng ta, đây là một trong những bệnh khá phổ biến, bị cả ở nam và nữ. Sỏi được hình thành khi có sự tạo khối của các thành phần như canxi và axit uric trong nước tiểu. Và sỏi cũng thường hình thành ở giữa quả thận, tại vị trí nước tiểu ứ đọng trước khi tới niệu đạo. Vậy sỏi thận có gây đau lưng không, sỏi thận gây đau lưng như thế nào và tại sao lại có hiện tượng này? Bài viết dưới đây sẽ phần nào làm sáng tỏ.

1. Đau lưng – một trong những biểu hiện điển hình của sỏi thận

1.1 Mô tả mức độ của hiện tượng sỏi thận gây đau lưng

Những viên sỏi thận nhỏ có thể tự đào thải ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu và bạn hiếm khi quan sát thấy chúng. Tuy nhiên, những viên sỏi có kích cỡ lớn, thì đó mới thực sự là vấn đề khiến ta đau đầu. Chúng sẽ làm căng niệu quản bởi mục đích của chúng là di chuyển xuống bàng quang. Từ đó bạn sẽ phải chịu đựng những cơn đau quặn, thắt. Kèm theo hiện tượng bí đái, hay đi tiểu mót, nguy hiểm hơn dẫn đến ứ nước, giãn thận…

Ngoài ra triệu chứng đau lưng do sỏi cũng có thể khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh đau lưng thông thường và bỏ qua. Vậy nên người bệnh cần chú ý đến biểu hiện của cơ đau lưng do thận có thể có diễn biến như sau: Nếu viên sỏi thận kích thước nhỏ người bệnh có thể chỉ cảm thấy căng tức nhẹ vùng hông, thắt lưng. Trong trường hợp viên sỏi thận có kích thước lớn hơn, ngoài việc căng tức hông lưng, thắt lưng thường xuyên, bạn còn có thể nhận thấy cảm giác đau nhói mỗi khi làm việc nặng hoặc thay đổi tư thế. Và cơn đau quặn thận thường sẽ gây đau ở một bên thận có sỏi của người bệnh.
Triệu chứng của bệnh sỏi thận là gì?
– Đau vùng lưng, đôi khi có cảm giác buồn nôn
– Đi tiểu nhiều vào ban đêm, đau rát khi đi tiểu và trong nước tiểu có lẫn máu
– Với nam giới, bệnh sỏi thận gây đau vùng tinh hoàn, đau thắt lưng
– Đau vùng bụng , vùng háng, sốt nhẹ, hay bị rùng mình
– Nước tiểu có màu khác thường

Sỏi thận gây đau lưng thế nào? Cách điều trị

Sỏi thận gây đau lưng là một trong những dấu hiệu khá điển hình của bệnh sỏi thận

1.2 Tại sao sỏi thận lại gây ra đau lưng?

Những người mắc sỏi thận thường có cơn đau ở vùng lưng dưới, phần mềm dễ bị tổn thương. Do thận bị đau bởi sỏi nên gây ra tình trạng thận đau quặn, nghĩa là viên sỏi làm cản trở đường dẫn nước tiểu, từ đó làm tăng áp lực cho thận dẫn đến các cơn đau. Trong khi đó thận có vị trí gần vùng xương cột sống cuối và vùng chậu nên khi đau thận vùng lưng bị ảnh hưởng và chịu đau, từ đó hình thành nên tình trạng sỏi thận gây đau lưng.

Sỏi thận có gây đau lưng không? Cách điều trị thế nào

Sỏi thận được hình thành khi có sự tạo khối của các thành phần như canxi và axit uric trong nước tiểu

2. Lời khuyên trong phát hiện và điều trị sớm sỏi thận, sỏi tiết niệu

Ngay khi có những triệu chứng của bệnh, cần đi khám để bác sĩ chuyên khoa có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Nếu nhẹ, có thể điều trị nội khoa (uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu nếu sỏi nhỏ dưới 5mm; uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi bị đào thải ra ngoài).

Việc điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân có thể được chỉ định ngoại khoa (mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi). Hiện nay tán sỏi công nghệ cao đã thay thế hầu hết mổ mở truyền thống, bệnh nhân có cơ hội thoát sỏi mà không cần rạch mổ, hay trải qua cuộc phẫu thuật hàng giờ đồng hồ, phục hồi hàng tháng.

Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích không mổ hoàn toàn không xâm lấn, sỏi được làm vỡ bằng năng lượng sóng xung kích tác động bên ngoài da bên hông lưng có sỏi. Sau quá trình khoảng 30 phút tác động sóng, viên sỏi lớn sẽ vỡ vụn hoàn toàn, vụn sỏi theo đó cũng sẽ trôi ra ngoài cùng nước tiểu.

– Tán sỏi nội soi ngược dòng và tán sỏi nội soi ống mềm loại bỏ sỏi hoàn toàn không mổ mở, qua đường tiểu tự nhiên của cơ thể người bệnh. Sỏi được tìm và phát hiện bằng ống nội soi và được bắn phá vỡ nhỏ bằng dây dẫn năng lượng laser, đồng thời được hút gắp trực tiếp ra ngoài bằng rọ.

– Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ chỉ với vết rạch siêu nhỏ 5mm trên da bên thận có sỏi để chọc và nong 1 đường hầm có đường kính cũng khoảng 5mm đi vào thận để tìm và bắn vỡ sỏi thành vụn. Vụn sỏi cũng sẽ được hút gắp trực tiếp ra ngoài, trả lại sự thông thoáng của hệ tiết niệu.

Sỏi thận có gây đau lưng không? Cách điều trị thế nào

Tán sỏi công nghệ cao là cách điều trị sỏi tiết niệu hữu hiệu hàng đầu hiện nay cho người bệnh.

Người bệnh cũng cần lưu ý chỉ bằng cách điều trị loại bỏ sỏi triệt để bạn mới có cơ hội thoát cơn đau quặn thận hoàn toàn. Nếu điểu trị bằng các bài thuốc không rõ nguồn gốc, các bài thuốc theo mách bảo thì tình trạng sỏi không chỉ không được bào mòn thoát ra ngoài mà thậm chí còn gia tăng kích thước, gây nhiều đau đớn hơn cho người bệnh về lâu dài.

Lời khuyên để phòng bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu, mỗi chúng ta cần có ý thức ngăn chặn ngay khi chúng có thể hình thành nguy cơ, nguyên nhân gây bệnh, như: Uống nước đủ và đều, ăn uống hợp lý, vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách (nhất là với nữ), không uống quá nhiều rượu bia…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital