Sỏi hệ tiết niệu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Sỏi hệ tiết niệu là một bệnh thường gặp với nguyên nhân và cơ chế gây bệnh rất phức tạp. Khi sỏi hình thành trong hệ tiết niệu sẽ gây đau, nhiễm khuẩn tiết niệu và có thể dẫn tới suy thận.

1. Sỏi hệ tiết niệu là gì?

Sỏi hệ tiết niệu là sự hình thành và hiện diện của sỏi trong đường tiết niệu. Khi sỏi ở vị trí nào thì có tên gọi theo vị trí đó (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo)

Ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, tỷ lệ sỏi hệ tiết niệu khá cao, chiếm từ 5-10% dân số, và chiếm 30% bệnh lý hệ thống thận tiết niệu.

Sỏi hệ tiết niệu ở vị trí nào?

Sỏi hệ tiết niệu thường nằm ở thận, niệu quản và bàng quang, có một số sỏi kẹt niệu đạo.

2. Nguyên nhân gây sỏi tiết niệu

Sỏi hệ tiết niệu do nhiều nguyên nhân và yếu tố phức tạp gây nên. Trong nước tiểu có các muối khoáng hòa tan. Và chính những muối này sẽ kết tinh thành những nhân nhỏ, sau đó lớn dần và tạo thành sỏi. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể có những rối loạn về sinh lý và kết hợp với các điều kiện thuận lợi.

2.1. Sỏi hệ tiết niệu có canxi (canxi photphat, canxi oxalat)

Đa số trường hợp sỏi có canxi là do nước tiểu quá bão hòa muối canxi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm tăng canxi niệu. Trong các nguyên nhân đã biết hay gặp nhất là cường tuyến cận giáp (ruột tăng hấp thu canxi từ thức ăn, tăng lấy canxi từ xương và tăng tái hấp thu canxi ở ống thận) làm cho canxi máu cao, canxi niệu cao thứ phát.

Nước tiểu quá bão hòa oxalat cũng là nguyên nhân gây sỏi có canxi : do thức ăn nhiều oxalat (rau chân vịt, đậu bắp, cần tây, sữa đậu nành, dâu tây,..) hoặc do rối loạn chuyển hóa oxalat ở gan.

2.2. Sỏi hệ tiết niệu không có canxi (sỏi urat, cystine)

Tăng acid uric máu dẫn tới tăng acid uric niệu gây ra sỏi urat.

Sỏi cystin được hình thành do một khuyết tật của việc tái hấp thu ở ống thận của chất cystine.

2.3. Điều kiện thuận lợi gây ra sỏi tiết niệu

Các điều kiện thuận lợi gây ra sỏi tiết niệu bao gồm :

– Lưu lượng nước tiểu giảm, đặc biệt là thói quen uống ít nước.

– Nhiễm khuẩn tiết niệu là điều kiện thuận lợi để tạo thành sỏi. Ngược lại, sỏi cũng là yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tạo thành một vòng bệnh lý ngày càng nặng lên.

– Dị dạng đường tiết niệu.

– Có yếu tố di truyền.

3. Triệu chứng của bệnh sỏi hệ tiết niệu

Nhiều trường hợp bệnh nhân có sỏi tiết niệu không có triệu chứng gì trên lâm sàng, chỉ được phát hiện tình cờ khi khám bệnh tổng thể hoặc chụp X-quang, siêu âm vùng bụng để chẩn đoán một bệnh khác.

3.1 Triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng điển hình của sỏi hệ tiết niệu có thể kể đến như:

– Đau vùng mạng sườn – thắt lưng:  Trên 90% bệnh nhân có triệu chứng này. Đây cũng là lý do chủ yếu khiến bệnh nhân đi khám bệnh. Có 2 mức độ :  Đau cấp tính: điển hình là cơn đau quặn thận, cơn đau xuất hiện đột ngột sau lao động và vận động. Vị trí đau xuất phát ở vùng thắt lưng, đau dữ dội từng cơn, đau lan xuống vùng bẹn sinh dục, không có tư thế giảm đau. Đau mạn tính: bệnh nhân luôn có cảm giác nặng nề, đau tức khó chịu vùng thắt lưng (một bên hoặc hai bên), đau tăng khi vận động. Trường hợp này thường gặp ở bệnh nhân có sỏi thận mà sỏi không gây bít tắc hoàn toàn.

– Đái ra máu : nước tiểu có màu hồng như nước rửa thịt, không có máu cục.

– Đái ra sỏi : Đây là triệu chứng ít gặp, nhưng có giá trị chẩn đoán cao.

– Đái buốt, đái dắt, đái đục : khi có nhiễm khuẩn niệu.

– Ngoài ra : nhức đầu, buồn nôn, nôn, huyết áp cao

Triệu chứng đau thường gặp của sỏi hệ tiết niệu

Triệu chứng đau thường gặp của sỏi hệ tiết niệu

3.2 Chẩn đoán cận lâm sàng

Một số phương pháp được chỉ định để chẩn đoán chính xác bệnh, bao gồm :

– Siêu âm: đánh giá kích thước thận và xác định số lượng, vị trí sỏi trên đường tiết niệu.

– Chụp Xquang hệ tiết niệu, chụp cắt lớp CT dựng hình hệ tiết niệu

Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu

4. Điều trị sỏi hệ tiết niệu như thế nào ?

Tùy theo kích thước, vị trí và ảnh hưởng của sỏi đến các cơ quan của cơ thể mà có phương pháp điều trị khác nhau.

Điều trị nội khoa có thể áp dụng với các sỏi nhỏ dưới 0,5cm: bệnh nhân được cho dùng các thuốc giãn cơ trơn, giảm đau và lợi tiểu, viên sỏi có thể được tống ra ngoài theo nước tiểu.

Sử dụng các biện pháp can thiệp để lấy sỏi: nội soi, mổ lấy sỏi, tán sỏi. Trong đó, phương pháp tán sỏi công nghệ cao đang ngày càng được áp dụng rộng rãi với nhiều ưu điểm như ít gây xâm lấn, thậm chí không cần mổ mà vẫn làm sạch sỏi, người bệnh sau tán rất ít đau, thời gian phục hồi nhanh. Tùy từng vị trí và kích thước của sỏi mà phương pháp tán sỏi được áp dụng cũng khác nhau. Có thể kể đến một số phương pháp như:

– Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ không mổ.

– Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser.

– Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser.

– Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang làm chủ tất cả các công nghệ tán sỏi hiện đại nhất giúp xử lý sỏi tiết niệu nhanh chóng, ít xâm lấn. Người bệnh cần tư vấn có thể liên hệ 1900558892

phương pháp điều trị sỏi hệ tiết niệu

Với những bệnh nhân bị sỏi thận, sau điều trị phải luôn dự phòng tái phát bằng cách uống nhiều nước (> 2 lít mỗi ngày), áp dụng chế độ ăn và dùng thuốc từng loại sỏi.

Tỷ lệ tái phát khá cao nên bệnh nhân bị sỏi hệ tiết niệu cần được theo dõi cẩn thận. Nguy hiểm thật sự của sỏi tiết niệu không phải là đau mà là sự hủy hoại thận do bế tắc và nhiễm trùng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital