Sỏi đường tiết niệu: Phân loại, cách điều trị hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu là căn bệnh không hiếm gặp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các loại sỏi đường niệu là gì và cách điều trị hiệu quả. Việc phân loại có ý nghĩa lớn trong các chỉ định điều  trị của bác sĩ chuyên khoa.

1. Các loại sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu là những lắng cặn trong nước tiểu kết tinh có hình dạng như viên sỏi nhỏ. Đa phần sỏi được hình thành ở thận, rồi di chuyển, rơi xuống các cơ quan tiết niệu khác. Một số ít sỏi được hình thành ở niệu quản và bàng quang. Bệnh nhân càng lớn tuổi thì càng có nguy cơ mắc sỏi thận. Nam có tỉ lệ mắc bệnh gấp hơn 3 lần so với nữ.

Sỏi tiết niệu có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau. Hiện nay, cách phân loại phổ biến nhất là theo vị trí và tính chất sỏi.

1.1. Cách phân loại theo vị trí sỏi:

– Sỏi thận: được hình thành tại thận gồm sỏi bể thận, sỏi đài bể thận, sỏi đài thận…

Sỏi niệu quản: có thể là do sỏi thận rơi xuống hoặc hình thành tại niệu quản. Sỏi niệu quản phân thành sỏi ⅓ trên, ⅓ giữa, ⅓ dưới.

Sỏi bàng quang: phần lớn là do sỏi thận rơi xuống. Một số ít hình thành tại bàng quang.

– Sỏi niệu đạo: Là sỏi thận hoặc sỏi bàng quang muốn ra ngoài bị kẹt lại tại niệu đạo.

1.2. Cách phân loại theo tính chất sỏi:

– Sỏi oxalat canxi: chiếm tỉ lệ lớn nhất với hơn 80% trong số những người mắc sỏi, thường gặp ở người Việt.

– Sỏi phosphat canxi: sỏi có tính chất dễ vỡ

– Sỏi urat: Thường xuất hiện ở những người bệnh gout hoặc tiền sử tăng axit uric trong máu.

– Sỏi struvite: thường có màu vàng nhạt, xuất hiện do nguyên nhân chính là nhiễm khuẩn đường niệu.

Xác định được vị trí, kích thước cũng như tính chất từng loại sỏi là căn cứ để bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Sỏi đường tiết niệu phân loại dựa trên vị trí và tính chất sỏi

Sỏi đường tiết niệu phân loại dựa trên vị trí và tính chất sỏi, phổ biến nhất là sỏi thận.

2. Cách điều trị sỏi đường tiết niệu

Sau khi có những đánh giá chính xác về tình trạng sỏi, về cơ bản, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra 2 hướng điều trị như sau:

2.1. Sỏi đường tiết niệu kích thước nhỏ, chưa biến chứng

Với kích thước dưới 5mm và sỏi chưa gây triệu chứng cụ thể, bác sĩ thường có chỉ định dùng thuốc kết hợp cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt. Cụ thể

– Mục đích điều trị: Đẩy sỏi ra ngoài theo đường tiểu.

– Các loại thuốc được chỉ định bao gồm: Thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm… Mục đích của các loại thuốc là làm cho đường tiết niệu thông thoáng, hỗ trợ sỏi nhanh chóng ra ngoài và chống viêm nhiễm.

– Người bệnh cần uống nhiều nước để hỗ trợ đẩy sỏi. Đồng thời hạn chế sự lắng cặn tạo thành sỏi. Mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước sạch.

– Chế độ ăn uống cần lưu ý loại bỏ các chất như oxalat… Bổ sung rau sạch, hạn chế đồ chiên rán thịt đỏ…

– Kết hợp vận động điều độ như đi bộ, đạp xe… để thúc đẩy sự thông thuận của hệ bài tiết.

Lưu ý: thông tin về các loại thuốc điều trị nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có chỉ định.

Sỏi đường tiết niệu có thể điều trị nội khoa trong giai đoạn sỏi nhỏ

Sỏi đường tiết niệu có thể điều trị nội khoa trong giai đoạn sỏi nhỏ

2.2. Sỏi đường tiết niệu kích thước lớn, triệu chứng nguy hiểm

Trường hợp sỏi đã gây nên các dấu hiệu như đau lưng, đau bụng, tiểu máu, tiểu buốt… và các tác động xấu khác thì cần can thiệp ngoại khoa điều trị. Khi đó, sỏi rất khó để ra ngoài theo đường tự nhiên. Nếu điều trị nội khoa sẽ không hiệu quả mà ngược lại quá trình sẽ kéo dài dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Các giải pháp điều trị ngoại khoa đang được áp dụng hiệu quả hiện nay trong điều trị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu là:

– Tán sỏi ngoài cơ thể: Được các chuyên gia đánh giá là an toàn, nhẹ nhàng nhất trong số các giải pháp công nghệ cao. Nguyên lý là sử dụng sóng xung kích tác động vào viên sỏi từ bên ngoài để làm vỡ sỏi. Nhờ vậy, người bệnh không chịu đau đớn vì không có tác động dao kéo. Tuy nhiên, tán sỏi ngoài cơ thể chỉ áp dụng cho những viên sỏi nhỏ dưới 1cm và chưa có biến chứng.

– Tán sỏi nội soi ngược dòng: Đây là giải pháp tán sỏi theo “đường tự nhiên”, dụng cụ nội soi và điều trị sẽ đi vào cơ thể theo đường niệu đạo. Nhờ đó, người bệnh không cần phải mổ, không có sẹo và ít đau hơn hẳn. Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân mắc sỏi bàng quang và sỏi niệu quản ⅓ giữa, dưới.

– Tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ: Đối với những viên sỏi to, sỏi rắn lâu năm, đây là giải pháp thay thế mổ mở rất hiệu quả. Với đường rạch da chỉ 5mm trên lưng, bác sĩ sẽ đưa nguồn năng lượng laser cực lớn vào để tán vỡ sỏi. Sỏi vụn sau đó sẽ được bơm hút ra ngoài. Vết trích 5mm cũng khiến cuộc tán sỏi nhẹ nhàng hơn so với mổ mở. Bệnh nhân chóng hồi phục và ít đau.

Mổ mở và mổ nội soi cũng được áp dụng trong trường hợp người bệnh chống chỉ định với tán sỏi. Một số bệnh nhân có sỏi quá lớn, sỏi san hô không thể tán vỡ cũng cần can thiệp  mổ để lấy sỏi ra ngoài.

Tán sỏi ngoài cơ thể được đánh giá là giải pháp rất an toàn, hiệu quả khi điều trị sỏi đường tiết niệu

Tán sỏi ngoài cơ thể được đánh giá là giải pháp rất an toàn, hiệu quả khi điều trị sỏi tiết niệu

Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu có thể điều trị rất dễ dàng nếu phát hiện sớm. Người bệnh không nên chần chừ trong việc điều trị sỏi tiết niệu mà bỏ lỡ “giai đoạn vàng”. Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp nếu nuôi sỏi lớn như suy thận, viêm đường tiết niệu, tắc đường tiểu, vô niệu… Hãy chủ động tìm đến các cơ sở uy tín, người bệnh sẽ được tư vấn chính xác các giải pháp hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital