Sỏi bàng quang và những thông tin cần biết

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Sỏi bàng quang là sự tích tụ của các lắng cặn từ nước tiểu, qua thời gian tạo thành những hạt có hình dạng viên sỏi với kích thước khác nhau. Sỏi cũng có thể được hình thành từ thận và rơi xuống bàng quang. Sỏi có thể không gây triệu chứng cụ thể và ra ngoài theo dòng tiểu. Tuy nhiên phần lớn sỏi lớn nằm trong bàng quang thường gây đau và cần điều trị.

1. Triệu chứng khi có sỏi bàng quang

Khi sỏi còn nhỏ và không di chuyển trong bàng quang thì không có triệu chứng rõ rệt. Sỏi khi gây ra triệu chứng tức là đã có tác động xấu đến cơ thể và cần điều trị bằng các phương pháp phù hợp.

Các triệu chứng thường gặp là:

– Tiểu són: Những hòn sỏi di chuyển theo dòng nước tiểu nhưng lại không ra ngoài được do có kích thước lớn thường kẹt ở niệu đạo. Từ đó người bệnh bị tắc nghẽn đường tiểu, bị tiểu són, đi tiểu rất nhiều lần.

– Tiểu ngắt, ngừng và tiểu buốt: Sỏi khiến cho dòng nước tiểu bị đứt quãng, đột ngột dừng và khiến người bệnh đau buốt khi đi tiểu. Triệu chứng này càng rõ rệt khi bệnh nhân di chuyển, hoạt động mạnh. Hiện tượng này xảy ra lặp lại nhiều lần khiến người bệnh rất khó chịu.

– Nước tiểu có màu khác lạ: Dòng nước tiểu bị tắc nghẽn lâu ngày khiến tình trạng viêm nhiễm xảy ra. Viêm nhiễm kèm mưng mủ sẽ làm người bệnh đau đớn. Đồng thời, nước tiểu cũng có màu đục hơn vì kèm theo mưng mủ. Một số ít viên sỏi cọ xát vào niêm mạc gây nên hiện tượng tiểu máu.

Đau bụng phần gần với cơ quan sinh dục: Triệu chứng này xảy ra ở cả nam và nữ. Sỏi di chuyển với kích thước lớn sẽ tác động lên vùng bụng dưới khiến người bệnh đau đớn. Cơn đau cũng di chuyển theo đường đi của sỏi.

Sỏi bàng quang thường gây cơn đau vùng bụng dưới

Sỏi bàng quang thường gây nên cơn đau vùng bụng dưới

2. Sỏi bàng quang gây ra những biến chứng gì?

Sỏi khi xuất hiện triệu chứng cần được điều trị kịp thời. Vì những viên sỏi này đã có kích thước lớn, không thể tự ra ngoài theo đường tự nhiên. Sỏi lớn để lâu sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh. Cụ thể:

– Sỏi bàng quang gây nhiễm trùng đường niệu: Khi bị nhiễm khuẩn, người bệnh chịu đau buốt khó chịu. Nếu viêm nhiễm lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chức năng bàng quang, chức năng thận. Thậm chí nếu nhiễm trùng đến máu sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

– Viêm thận cấp: Viêm nhiễm khuẩn ở bàng quang có thể ảnh hưởng ngược dòng lên thận. Người bệnh khi bị viêm thận cấp mà không xử trí kịp thời sẽ khiến chức năng thận bị ảnh hưởng. Có khi còn nguy hiểm đến tính mạng vì điều trị muộn.

– Chức năng bàng quang bị rối loạn: Bàng quang bị sỏi cọ xát sẽ bị đau đớn, tắc nghẽn gây đi tiểu rối loạn. Khi tần suất đi tiểu tăng lên, bàng quang phải hoạt động mạnh dẫn đến rối loạn. Có khi, bàng quang còn bị vô niệu do tắc nghẽn toàn bộ. Hiện tượng này cần được cấp cứu kịp thời.

Sỏi bàng quang gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

Sỏi bàng quang gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

3. Xử trí khi có sỏi bàng quang

Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ sỏi bàng quang, người bệnh cần đi thăm khám ngay. Lựa chọn 1 đơn vị uy tín và bác sĩ chuyên môn cao sẽ khiến quá trình điều trị đơn giản và hiệu quả hơn. Sỏi càng nhỏ thì việc điều trị càng đơn giản và nhanh chóng. Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc, tán sỏi hoặc mổ mở tùy thuộc tình trạng cụ thể.

3.1. Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc áp dụng đối với sỏi nhỏ, có thể lọt ra ngoài. Nguyên tắc điều trị là làm giãn nở niệu đạo, ngăn cản sỏi phát triển kích thước để có thể đẩy sỏi ra ngoài theo đường tự nhiên. Điều trị bằng thuốc là sự kết hợp hiệu quả của các loại thuốc khác nhau.

– Thuốc kháng sinh: Các loại kháng sinh giúp ngăn cản hiện tượng nhiễm trùng tại bàng quang. Đồng thời, thuốc điều trị các biến chứng nhẹ như bàng quang tăng hoạt, viêm kẽ bàng quang…

– Thuốc tan sỏi: Sỏi sẽ thu nhỏ kích thước khi sử dụng loại thuốc này. Những loại thuốc này giúp kiềm hóa nước tiểu, giúp sỏi nhanh chóng ra ngoài theo đường tự nhiên.

Thuốc giãn cơ niệu đạo: Giúp đường đi ra ngoài của sỏi thuận lợi hơn.

– Thuốc giảm đau: Tùy thuộc vào các dấu hiệu, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau phù hợp. Có thể là thuốc giảm đau khi tiểu buốt…

Sỏi bàng quang thường được điều trị hiệu quả bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng

Sỏi bàng quang thường được điều trị hiệu quả bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng

3.2. Tán sỏi bàng quang bằng phương pháp nội soi ngược dòng

Phương pháp này phù hợp với đại đa số người bệnh và với mọi kích thước của sỏi. Hiện nay, tán sỏi ngược dòng đang được ưu tiên áp dụng cho sỏi bàng quang đa kích thước do tính hiệu quả, an toàn cao.

Theo đó, dụng cụ nội soi sẽ tiến vào bàng quang và tiếp cận với sỏi theo đường tự nhiên, đi qua niệu đạo. Nhờ vậy, người bệnh không chịu đau vì vết mổ. Năng lượng laser cực lớn sẽ phá vỡ cấu trúc sỏi từ bên trong, sỏi vỡ thành mảnh vụn và bơm hút ra ngoài. Người bệnh sẽ nghỉ ngơi theo dõi tại bệnh viện khoảng 1 – 2 ngày và được xuất viện ngay sau đó.

Mổ mở là phương pháp được áp dụng trong trường hợp sỏi quá lớn không thể tán, sỏi gây biến chứng… Hiện nay, mổ  mở không được ưu tiên vì gây đau và các biến chứng chảy máu, nhiễm trùng.

Sỏi bàng quang sẽ được điều trị hiệu quả nhờ các phương pháp hiện đại tùy thuộc kích thước cụ thể. Do đó, người bệnh không nên dấu bệnh mà cần sớm loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể, tránh các tổn thương không đáng có do sỏi gây nên.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital