Sỏi bàng quang nên ăn gì để hỗ trợ điều trị triệt để

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Sỏi bàng quang được hình thành bởi sự tích tụ các khoáng chất có trong nước tiểu tại bàng quang hoặc do quá trình rơi của sỏi thận, sỏi niệu quản xuống bàng quang. Khi sỏi không được bài xuất ra ngoài theo dòng nước tiểu, chúng sẽ có xu hướng tích tụ lớn dần lên do cặn sỏi có sẵn trong bàng quang tiếp tục bám vào. Điều này sẽ dẫn đến những triệu chứng và biến chứng cho người bệnh nếu không điều trị kịp thời. Trong quá trình điều trị chế độ ăn uống của người bệnh là rất quan trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời cho câu hỏi người mắc sỏi bàng quang nên ăn gì để nâng cao hiệu quả điều trị.

1. Bệnh nhân mắc sỏi bàng nên ăn uống như thế nào để hỗ trợ điều trị

1.1 Mắc sỏi bàng quang nên ăn gì? Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa và hệ bài tiết. Bổ sung đúng lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể giúp cơ thể giúp ngăn ngừa nguy cơ tạo sỏi. Theo khuyến cáo, nên sử dụng 21-25 gram lượng chất xơ mỗi ngày đối với nữ giới và 30-38 gram lượng chất xơ mỗi ngày cho nam giới

Bên cạnh đó một số loại trái cây có chứa citrat tự nhiên như cam, dứa, quýt, bưởi… là những thực phẩm tốt cho người bệnh sỏi bàng quang. Lý do là bởi citrat tự nhiên hay natri citrat làm cho nước tiểu ít có tính axit hơn do đó giảm sự kết tủa của tinh thể tạo sỏi, ngăn ngừa hình thành sỏi ở bàng quang.

1.2 Mắc sỏi bàng quang nên ăn gì? Thực phẩm chứa canxi

Nhiều người đang có hiểu sai về sỏi được hình thành bởi canxi nên sẽ loại bỏ hoàn toàn canxi ra khỏi thực đơn hàng ngày. Thiếu hụt canxi trong cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương, khiến cơ thể hấp thụ nhiều oxalat hơn, tăng khả năng tạo sỏi. Thực tế là việc sử dụng thực phẩm chứa canxi đúng hàm lượng quy định có thể làm giảm nguy cơ hình thành sỏi bàng quang. Vậy nên người mắc sỏi bàng quang vẫn cần đưa những thực phẩm như sữa, sữa chua, phô mai, các loại hạt vào thực đơn để bổ sung canxi. 

1.3 Các loại thực phẩm giàu vitamin B6, vitamin A, vitamin D

Vitamin B6 có thể làm giảm khả năng kết tủa sỏi oxalat, vitamin A giúp điều hòa hệ bài tiết nước tiểu, chống lại sự hình thành sỏi tiết niệu. Do vậy người mắc bệnh sỏi tiết niệu nên sử dụng các loại thực phẩm có chứa 2 loại vitamin này để chế biến bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày của mình. Vitamin B6 có nhiều trong các loại hạt, trái cây, gạo nguyên cám… Khoai lang, diếp cá, cà rốt, ớt chuông, rau bina, bông cải xanh, quả xoài, nước ép cà chua… là những thực phẩm giàu vitamin A.

Vitamin D được hấp thụ vào cơ thể giúp hấp thu và chuyển hóa canxi tốt hơn, giảm tình trạng lắng đọng các chất độc và oxalate hình thành sỏi. Một số gợi ý về thực phẩm chứa vitamin D để bổ sung vào thực đơn của bạn gồm cá hồi, cá trích, cá ngừ, lòng đỏ trứng, nấm…

Bệnh nhân mắc sỏi bàng quang nên ăn gì

Người mắc sỏi bàng quang nên sử dụng bổ sung thực phẩm chứa vitamin B6, vitamin A và vitamin D

1.4 Uống nhiều nước mỗi ngày

Nước đóng vai trò quan trọng và cần thiết cho nhiều chức năng trong cơ thể. Một trong số đó là bài tiết chất thải thông qua tiểu tiện. Uống nhiều nước >2 lít mỗi ngày sẽ giúp hệ bài tiết hoạt động hiệu quả hơn, ngăn ngừa tình trạng tạo sỏi. Ngoài ra, đi tiểu nhiều còn giảm khả năng tích tụ làm tăng kích thước sỏi, trường hợp sỏi nhỏ còn có thể tự đào thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Bạn có thể uống nước lọc, nước ép hoa quả và nước canh trong bữa ăn. Nước ép hoa quả bạn có thể tham khảo nước ép ổi, táo, dứa, cam, cà rốt, cần tây… có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho người bệnh sỏi.

Bệnh nhân mắc sỏi bàng quang nên ăn gì

Sử dụng một số loại nước ép trái cây hàng ngày tốt cho người bệnh sỏi bàng quang

2. Một số lưu ý khác về chế độ dinh dưỡng cho người mắc sỏi bàng quang

Ngoài những thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày thì người bệnh cũng nên hạn chế một số loại thực phẩm sau đây để tránh sỏi kết tinh và tăng kích thước, giúp quá trình điều trị sỏi tiết niệu và sỏi bàng quang đạt hiệu quả hơn:

– Hạn chế ăn nhiều thực phẩm chứa oxalat, dư thừa oxalat tình trạng bệnh sẽ càng nặng nề hơn.

– Hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể, chỉ nên ăn 2g mỗi ngày. Đồng thời hạn chế ăn những thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ bởi những loại thức ăn này chứa nhiều muối và đạm dễ làm gia tăng kích thước sỏi. 

– Tránh các loại chất kích thích, đồ uống có cồn bởi sẽ làm gia tăng khả năng tạo sỏi bởi các chất này sẽ gây mất nước cho cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình lọc chất thải của thận.

– Hạn chế lượng đạm trong bữa ăn, đạm có khả năng làm tăng axit uric trong máu và khiến tinh thể muối urat hình thành và tích tụ tại thận, tăng nguy cơ hình thành sỏi và tăng kích thước sỏi dễ dàng.

Bệnh nhân mắc sỏi bàng quang nên ăn gì

Bệnh nhân mắc sỏi bàng quang nên hạn chế ăn thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều muối, đường…

3. Biến chứng của sỏi bàng quang nếu không điều trị kịp thời

Người mắc bệnh sỏi bàng quang nếu không kịp thời điều chỉnh lối sống, và có phương pháp điều trị kịp thời dễ dẫn đến tình trạng sỏi gia tăng kích thước nhanh và tình trạng sức khỏe sẽ diễn biến xấu hơn như:  

Viêm bàng quang do quá trình cọ xát lâu ngày hình thành nhiều vết thương tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Lâu ngày người bệnh còn gặp tình trạng teo bàng quang, rò bàng quang.

Nước tiểu không được lưu thông hoàn toàn sẽ dẫn đến tình trạng ngược dòng, nước tiểu sẽ đổ ngược lại vào thận, gây đến các tình trạng giãn đài bể thận, suy giảm chức năng thận…

4. Điều trị triệt để sỏi bàng quang như thế nào?

Bên cạnh chế độ ăn uống khắt khe người bệnh cần được điều trị đúng hướng để tình trạng bệnh được cải thiện. Do vậy khi phát hiện triệu chứng bất thường bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tiếp nhận điều trị kịp thời. 

Hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị sỏi tiết niệu tân tiến, không mổ nếu sỏi không tự bài xuất ra ngoài kể cả khi đã áp dụng điều trị nội khoa. Đối với sỏi bàng quang >1cm và <1cm mà không thể tự ra ngoài bằng nước tiểu có thể áp dụng kỹ thuật nội soi ngược dòng tán sỏi. Đây là phương pháp lấy sỏi bằng cách sử dụng laser bắn phá sỏi thông qua một đường ống được đưa vào từ đường niệu đạo của cơ thể mà không cần mổ. Sỏi sau khi đã vỡ vụn sẽ được hút hoặc gắp ra ngoài. Bệnh nhân hoàn toàn có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe và ra viện trong vòng 1-2 ngày.

Chế độ ăn uống cho người mắc sỏi là rất quan trọng, việc kết hợp chế độ ăn uống trước, trong và sau quá trình điều trị sỏi tiết niệu nói chung và loại bỏ sỏi bàng quang nói riêng sẽ mang đến những lợi ích vượt trội cho người bệnh, vừa loại bỏ sạch sỏi hoàn toàn đồng thời làm giảm nguy cơ sỏi tái phát trong tương lai.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital