Sinh thường có cạo lông không là thắc mắc “tế nhị” mà không phải mẹ bầu nào cũng sẵn sàng chia sẻ để được giải đáp. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm câu trả lời thì hãy đọc bài viết dưới đây.
- Đẻ thường lần đầu, mách bạn bí quyết sinh đẻ thuận lợi, con thông minh
- Đẻ thường và đẻ mổ cái nào tốt hơn?
Menu xem nhanh:
Sinh thường có cạo lông không?
Lông vùng kín hay còn gọi là lông mu có tác dụng bảo vệ âm đạo, tránh cọ xát, giữ ấm, ngăn vi khuẩn xâm nhập và mang nét đặc trưng của người phụ nữ trưởng thành. Tuy nhiên với điều kiện ẩm ướt ở cơ quan này, nhất là các mẹ sau sinh dịch âm đạo được thải ra liên tục nếu không được vệ sinh thường xuyên thì lông mu rậm rạp sẽ là điều kiện để vi khuẩn phát triển dễ gây viêm nhiễm.
Do vậy ở hầu hết các bệnh viện đều hướng dẫn sản phụ tự thực hiện việc “dọn vệ sinh vùng kín” trước khi lên bàn đẻ để tránh viêm nhiễm sau sinh. Bên cạnh đó, âm đạo gọn gàng cũng giúp bác sĩ thăm khám và đỡ đẻ dễ dàng hơn.
Trong sinh nở thời xưa, phụ nữ ít quan tâm tới vấn đề cạo lông vùng kín khi sinh nhưng ngày nay, hầu hết các mẹ bầu đều chủ động làm việc này hoặc thậm chí nhờ chồng. Đây được xem như một công đoạn chuẩn bị cần thiết trước khi sinh.
Lợi ích của cạo lông vùng kín trước khi sinh
Sinh thường có cạo lông không? Câu trả lời là không bắt buộc nhưng nên làm bởi hoạt động mang lại nhiều lợi ích như:
Giúp mẹ tự tin, bớt xấu hổ hơn trong quá trình chuyển dạ và sinh con.
Giúp bác sĩ tiếp cận dễ dàng, thao tác chính xác hơn khi cần rạch tầng sinh môn và đón em bé ra ngoài.
Dễ dàng vệ sinh khi chăm sóc vùng kín
Tránh viêm nhiễm sau sinh, giúp vết cắt tầng sinh môn khô và hồi phục nhanh hơn.
Những việc cần làm khác trước khi sinh thường
Ngoài vấn đề tế nhị “sinh thường có được cạo lông không”, trước khi lên bàn đẻ mẹ nên làm môt số việc sau:
Khi bắt đầu có hiện tượng chuyển dạ mẹ nên tắm gội sạch sẽ bởi ngay sau sinh cơ thể mẹ còn mệt mỏi, bận rộn với nhiều vấn đề hoặc có trường hợp sẽ phải lưu viện đến vài ngày chưa thể vệ sinh toàn bộ cơ thể được. Bên cạnh đó, tắm gội sạch sẽ cũng giúp tinh thần sảng khoái hơn để chuẩn bị bước vào cuộc vượt cạn.
>> Tham khảo: Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ qua cơn đau đẻ.
Hãy cắt ngắn móng tay móng chân để giữ vệ sinh và tránh chầy xước cho cơ thể và người bên cạnh vì trong lúc chuyển dạ, những cơn đau dồn dập có thể khiến mẹ mất kiểm soát. Hơn nữa, để móng tay dài có thể làm tổn thương làn da mỏng manh của em bé trong lúc bế và cho con ti.
Khi có bất cứ thắc mắc nào hãy trao đổi ngay với nhân viên y tế. Đừng quá lo lắng, các bác sĩ sẽ tư vấn và cho bạn giải pháp về các vấn đề có liên quan.
Bài viết về sinh thường có cạo lông không? Hi vọng đã cung cấp đến bạn đọc những chia sẻ hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm kiến thức liên quan vui lòng liên hệ Tổng đài Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.
Xem thêm: Trước khi sinh cần chuẩn bị những gì?
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc