Sinh thiết tuyến tiền liệt

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

sSinh thiết tuyến tiền liệt là thủ tục nhằm loại bỏ mẫu mô nghi ngờ đem xét nghiệm, quan sát dưới kính hiển vi để giải phẫu bệnh.
Khi nào cần sinh thiết tuyến tiền liệt?

Sinh thiết tiền liệt tuyến thường thực hiện sau khi kết quả PSA cao hơn mức bình thường

Tuyến tiền liệt là một phần của hệ sinh dục nam nằm  trên hoành chậu hông, dưới bàng quang, trước trực tràng có chức năng sản xuất tinh dịch. Sinh thiết tuyến tiền liệt là một trong những phương pháp quan trọng trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt – bệnh lý khởi phát từ sự phát triển và nhân lên bất thường của các tế bào tại cơ quan này. Bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết trong trường hợp:

  • Khám trực tràng bằng ngón tay phát hiện u cục bất thường
  • Kết quả xét nghiệm kháng nguyên PSA cao bất thường. PSA là loại kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt. Bình thường, PSA có nồng độ rất thấp trong máu, ở người bình thường chỉ số này chỉ khoảng 0 – 4 ng/ml. 100% bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt có chỉ số trên 4 ng/ml và khoảng 70% bệnh nhân có chỉ số trên 10 ng/ml. Tuy nhiên, PSA tăng cũng do nhiều nguyên nhân như phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt nên cần phải thực hiện thêm xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu là sinh thiết.
  • Chẩn đoán lại tình trạng tuyến tiền liệt khi trước đó tình trạng sinh thiết bình thường nhưng chỉ số kháng nguyên ung thư vẫn cao.

Sinh thiết tuyến tiền liệt được thực hiện như thế nào?

Sinh thiết tuyến tiền liệt được thực hiện qua hình ảnh đầu dò siêu âm mỏng

Bác sĩ sẽ đưa một đầu dò siêu âm mỏng vào trực tràng. Hình ảnh của tuyến tiền liệt được tạo ra bằng sóng âm thanh làm định hướng để đưa kim sinh thiết vào tuyến tiền liệt hặc có thể kết hợp với gây tê tại chỗ, tránh cảm giác đau và khó chịu cho bệnh nhân. Bác sĩ có thể lấy mẫu từ một hoặc nhiều nơi trong tuyến tiền liệt để xét nghiệm, tùy từng tình trạng chẩn đoán trước sinh thiết. Quá trình này diễn ra rất nhanh chóng, chỉ khoảng 5 – 10 phút và gây cảm giác đau nhẹ khi nạp kim.

Sinh thiết tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?

Sinh thiết là một thủ thuật an toàn để giải phẫu bệnh. Sau sinh thiết trong một vài ngày đầu có thể bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhẹ, có máu trong nước tiểu, phân hoặc tinh dịch. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm sau 3 – 7 ngày.

Dù ít nhưng một số biểu hiện nặng có thể gặp ở bệnh nhân sau sinh thiết là đau, chảy máu gần khu vực sinh thiết, khó đi tiểu, sốt cao, nhiễm trùng đường tiết niệu, có máu trong tinh dịch… Lúc này, bệnh nhân cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ điều trị để được tư vấn xử lý tình trạng bệnh kịp thời.

Lưu ý trước sinh thiết, bệnh nhân dừng thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu, không làm sạch đại tràng tại nhà và có thể uống thuốc kháng sinh ngừa nhiễm trùng trước khi sinh thiết.

Kết quả sinh thiết là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh và chỉ định thêm một số xét nghiệm chuyên sâu nếu cần.

Trên đây là những thông tin tham khảo về sinh thiết tuyến tiền liệt. Để đăng kí khám hoặc nhận thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital