Sinh mổ có được ăn mít không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Xin chào bác sĩ!

Tôi là một người có sở thích ăn mít. Hiện tại đang mùa mít mà tôi lại mới sinh mổ xong. Liệu sau sinh mổ có được ăn mít không? Có vấn đề gì ảnh hưởng đến sữa của con không? Rất mong được bác sĩ giải đáp! Tôi xin cảm ơn! (Thùy Dung – Hà Nội)

Sinh mổ có được ăn mít không?

Sinh mổ có được ăn mít không?

Bạn Thùy Dung thân mến!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.

Mít là loại quả ngon được các chị em yêu thích. Chính vì thế băn khoăn sau sinh ăn mít được không, sinh mổ có được ăn mít không, cho con bú có được ăn mít không là khá thường gặp. Hãy tìm hiểu câu trả lời cho sinh mổ có được ăn mít không của bạn ở thông tin sau đây.

Mít là loại quả ngon được các chị em yêu thích.

Mít là loại quả ngon được các chị em yêu thích.

1. Sinh mổ có được ăn mít không?

Câu trả lời là các mẹ sau sinh, sinh mổ hay sinh thường đều có thể ăn mít. Đặc biệt với những mẹ đang cho con bú thì món mít non rất tuyệt vời để tăng nguồn sữa. Mít non nấu canh là một món gọi sữa về rất tốt cho mẹ.

Mít mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Mít chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, B2, canxi, kali, sắt, natri, kẽm… và hàm lượng calo thấp, trong đó vitamin C cực kỳ quan trọng, chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại những gốc tự do, giữ lại tế bào trong cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch, giữ răng lợi chắc khỏe cho mẹ. Mẹ ăn mít vì vậy mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như nguồn sữa của bé.

Với những mẹ đang cho con bú thì món mít non rất tuyệt vời để tăng nguồn sữa.

Với những mẹ đang cho con bú thì món mít non rất tuyệt vời để tăng nguồn sữa

2. Một số lưu ý khi ăn mít sau sinh

– Vì hàm lượng đường trong mít chín cao, nên mẹ không nên ăn nhiều. Tăng lượng đường trong máu là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây tình trạng mụn nhọt, chốc lở.

– Những mẹ đang mắc bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh tiểu đường, suy thận mạn tính, bị suy nhược, cơ thể yếu, thì không nên ăn vì lượng đường trong mít sẽ hấp thu nhanh làm đường huyết tăng, nóng gan, không tốt cho thận và gan.

– Không ăn mít khi bụng đói khiến cho cơ thể bị khó tiêu đầy bụng. Chỉ nên ăn sau khi ăn cơm 1- 2 tiếng.

Với thông tin mà chúng tôi cung cấp hi vọng bạn Thùy Dung đã có được những chia sẻ hữu ích.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital