Chào bác sĩ! Vợ tôi vừa sinh mổ được 4 ngày. Tôi nghe mọi người nói sau sinh có nhiều món phải kiêng. Xin hỏi bác sĩ sinh mổ có được ăn khoai lang không? Mong được bác sĩ giải đáp! (Quốc Việt – Hà Nam)
Bạn Quốc Việt thân mến!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Vấn đề bạn băn khoăn về sinh mổ có được ăn khoai không? Chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Menu xem nhanh:
1. Sinh mổ có ăn được khoai lang không?
Ở Việt Nam, khoai lang là một thực phẩm hết sức quen thuộc, gần gũi, ở tỉnh thành nào cũng có, mùa nào cũng có, dễ dàng mua tại bất kỳ đâu.
Chúng ta có thể ăn khoai lang hằng ngày, bao gồm cả trẻ em, người già, phụ nữ và đàn ông. Khoai lang có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và khá dễ ăn. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng phụ nữ sau khi sinh mổ không nên ăn khoai lang hoặc kiêng ít nhất trong vài tuần.
Vậy thực sự sinh mổ có ăn được khoai lang không? Câu trả lời là: hoàn toàn có thể. Không những thế, khoai lang còn là thực phẩm rất tốt cho mẹ sau sinh.
2. Lợi ích từ khoai lang cho mẹ sinh mổ
Trải qua cuộc phẫu thuật sinh mổ, cơ thể mẹ mất nhiều máu và sức, cần chế độ chăm sóc đặc biệt để vết thương mau lành và cung cấp năng lượng cho quá trình sản xuất sữa. Trong đó, khoai lang là một loại thực phẩm quen thuộc chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Ăn khoai lang mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho mẹ sau sinh như:
2.1. Cung cấp vitamin và khoáng chất
Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp tăng cường sức đề kháng, vitamin D giúp hỗ trợ hấp thu canxi tốt cho răng và hệ xương, tiền chất của vitamin A – Beta carotene – giúp duy trì đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh. Ngoài ra khoai lang cũng là thực phẩm giàu protein và sắt giúp cho quá trình phục hồi vết thương sau phẫu thuật diễn ra nhanh hơn.
2.2. Giảm táo bón
Với nguồn chất xơ dồi dào, khoai lang được xếp vào nhóm thực phẩm nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón, hiện tượng thường gặp ở các mẹ sau sinh khi hệ tiêu hóa còn nhạy cảm, nhất là sau sinh mổ
>> Tìm hiểu: Cách trị táo bón sau sinh
2.3. Tốt cho tim mạch
Hàm lượng vitamin B6 cao chứa trong khoai lang làm giảm homocysteine trong cơ thể. Homocysteine có liên quan đến các bệnh lý thoái hóa và tim mạch. Nồng độ homocysteine trong máu cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
2.4. Giúp giảm cân
Củ khoai lang giàu dinh dưỡng nhưng ít năng lượng, cứ 100g khoai lang nghiền cung cấp 86 calo. Bên cạnh đó mặc dù có vị ngọt nhưng ăn khoai lang không làm tăng đường huyết hay tăng cân. Thành phần đường tự nhiên này cũng rất tốt cho cơ thể.
3. Những lưu ý khi ăn khoai lang sau sinh mổ
Mẹ sinh mổ nên ăn khoai lang vỏ đỏ ruột vàng vì loại này chứa rất nhiều khoáng chất. Khoai lang ruột trắng có tác dụng giải cảm và chữa táo bón.
Để phát huy tối đa tác dụng của khoai lang đối với cơ thể mẹ, nên ăn cùng các thực phẩm có chứa đạm động vật hay thực vật. Tránh ăn khoai lang cùng với những thực phẩm giàu vitamin A như: gan, cà rốt, bí ngô…
Không nên ăn quá nhiều khi đói vì gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chưa và trướng bụng. Điều này tất nhiên không tốt cho sức khỏe của mẹ. Mẹ chỉ nên ăn 1-2 củ/ngày, mỗi tuần 2-3 lần là đủ.
Mẹ có thể không gọt vỏ nếu không cần thiết vì vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
Chỉ nên dùng khoai lang trong vòng một tuần từ khi mua về, bảo quản nơi sạch sẽ, khô ráo; tránh chuột bọ…
Bài viết trả lời thắc mắc về sinh mổ có được ăn khoai không? Như vậy, vợ bạn hoàn toàn có thể ăn khoai lang với những lưu ý khi sử dụng mà chúng tôi cung cấp ở trên. Bạn có thể chế biến khoai bằng nhiều cách như: luộc, nấu canh, hấp…Hy vọng đã giúp bạn Quốc Việt có được những chia sẻ hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm kiến thức liên quan vui lòng liên hệ Tổng đài Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc để được giải đáp miễn phí.
Xem thêm
>> Sinh mổ ăn đu đủ chín được không
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc