Đa số các mẹ bầu đều đã biết về những lợi ích của việc sinh thường, đặc biệt là trong vấn đề cho con bú sau sinh. Vậy sinh mổ có ảnh hưởng đến hoạt động tiết sữa không? Sản phụ đẻ mổ mấy ngày có sữa?
Menu xem nhanh:
1. Sinh mổ ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động tiết sữa?
Quá trình sinh mổ rất khác sinh thường. Các mẹ bầu có thể được thực hiện mổ chủ động hoặc mổ cấp cứu, tùy theo nhu cầu cũng như thể trạng của mẹ và thai nhi.
Trước khi quá trình phẫu thuật diễn ra, thai phụ sẽ được thực hiện gây tê tủy sống. Sau đó, bác sĩ Sản khoa tiến hành rạch một đường nằm ngang tại thành tử cung, phía bụng dưới, ngay trên phần xương mu để đưa thai nhi ra ngoài. Sau đó, bác sĩ tiến hành khâu vết mổ cho mẹ, kết thúc quá trình sinh nở.
Do việc đẻ mổ không diễn ra theo tự nhiên, nên các phản ứng của cơ thể người mẹ đẻ mổ cũng có sự khác biệt so với các mẹ sinh thường. Cũng bởi vậy, một vài sản phụ không có sữa sau sinh mổ. Nguyên nhân do:
– Thuốc gây tê: Trong quá trình sinh mổ, các mẹ bầu sẽ được sử dụng một lượng thuốc gây tê nhất định để gây tê tủy sống, hỗ trợ thực hiện phẫu thuật. Trong một vài trường hợp, nếu sử dụng liều lượng thuốc gây tê quá mức, bác sĩ gây tê chuyên môn chưa vững vàng có thể khiến một số phản ứng phụ xảy ra sau sinh, điển hình là tình trạng mất sữa.
– Thuốc kháng sinh: Sinh mổ, các mẹ phải sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm thường xuyên để hạn chế nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc không đúng liều lượng, không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì việc thành phần thuốc làm ảnh hưởng đến hoạt động của các hormone, khiến mẹ không có sữa là hoàn toàn có thể xảy ra.
– Mẹ không thể cho bé bú sớm khi sinh mổ: Sau sinh mổ, mẹ không thể cho bé bú ngay như sinh thường mà cần đợi tối thiểu 2 tiếng kể từ khi kết thúc ca sinh. Việc này không những khiến cho bé không được hưởng dòng sữa non từ khi chào đời mà còn làm cho tuyến sữa không được kích thích, dễ dẫn đến tắc tia sữa.
– Mẹ không cho con bú đúng cách: Đôi khi, vì để hạn chế ảnh hưởng tới vết mổ đẻ mà mẹ không áp dụng cho con bú đúng cách, đúng tư thế. Điều này khiến cho tình trạng tắc tia sữa sau sinh càng dễ xảy ra.
– Ảnh hưởng từ việc kiêng khem sau sinh mổ: Vết mổ đẻ gây đau, khiến cho mẹ bị táo bón sau sinh, ảnh hưởng đến việc ăn uống. Bởi vậy, hoạt động, quá trình tiết sữa càng trở nên chậm hơn so với sinh thường.
2. Mẹ đẻ mổ mấy ngày có sữa? Làm sao để kích thích sữa về nhanh
Như những thông tin đã chia sẻ, quá trình tiết sữa của mẹ sinh mổ sẽ bị ảnh hưởng và khá khác so với các mẹ sinh thường. Bên cạnh lượng sữa được tiết ra, thời gian để sữa về ở các mẹ đẻ mổ cũng sẽ chậm hơn các trường hợp sinh thường tự nhiên.
2.1. Mẹ đẻ mổ mấy ngày có sữa?
Sinh mổ là phương pháp can thiệp phẫu thuật để đưa thai nhi ra ngoài. Vậy nên, cơ thể không thể phản ứng một cách tự nhiên, dẫn tới việc sữa về chậm hơn so với sinh thường.
Các mẹ sinh mổ thường phải đợi từ 5 đến 6 tiếng sau khi hồi sức mới có thể tiết sữa. Khi sữa về, mẹ có thể cảm nhận được thông qua các dấu hiệu sau:
– Cảm giác căng, nặng bầu vú.
– Bầu vú sưng to và căng hơn bình thường.
– Sữa mẹ bắt đầu rỉ ra tại đầu núm vú, đặc biệt là về đêm.
– Vùng da xung quanh quầng vú căng hơn.
Bên cạnh những trường hợp có sữa sau sinh mổ, cũng có rất nhiều trường hợp mẹ đẻ mổ bị chậm sữa khoảng vài ngày, thậm chí không có sữa về. Bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ nên cho bé bú ngay khi có sữa để kích thích thông tia sữa, tuyến sữa, Đồng thời, những giọt sữa đầu tiên này cũng sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quý giá và giúp năng cao kháng thể cho trẻ.
2.2. Đẻ mổ mấy ngày có sữa? Mẹ sinh mổ làm thế nào để gọi sữa về nhanh?
Với các mẹ đẻ mổ, việc kích thích sữa về nhanh được ưu tiên hàng đầu sau khi sinh con. Bởi vậy, các mẹ cần thực hiện, áp dụng một vài điều sau đây để giúp kích thích quá trình sản sinh, tiết sữa, cho con bú sớm:
– Cho con bú ngay khi có dấu hiệu sữa về.
– Giữ cho trạng thái tinh thần luôn được thoải mái, không lo nghĩ hay để tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng.
– Thiết lập lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp với đồng hồ sinh học. Các mẹ sau sinh mổ cần nghỉ ngơi nhiều nhất có thể để cơ thể nhanh chóng phục hồi. Với chế độ ăn, các mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm cung cấp các khoáng chất bổ máu như sắt, kẽm,… các loại vitamin A, D, E, C. Đồng thời, mẹ bỉm cũng nên chú ý hạn chế chất béo trong mỗi bữa ăn.
– Uống nhiều nước để cơ thể không bao giờ bị thiếu nước, vừa kích thích tạo sữa, vừa giúp vết thương chóng phục hồi.
– Hút sữa thường xuyên, ngay cả khi bé không bú. Các mẹ nên hút sữa theo cữ 3 tiếng 1 lần để tạo thói quen tiết sữa cho tuyến vú, đồng thời kích thích tín hiệu tiết sữa nhiều hơn.
– Vệ sinh bằng nước ấm, nhất là phần núm vú. Ngoài ra, các mẹ cũng nên áp dụng một số thao tác massage bầu ngực cơ bản, vừa kích thích sữa về, vừa phòng tránh được tình trạng tắc tia sữa, sữa vón cục.
Nếu sau sinh mổ vài ngày mà sữa chưa về, sản phụ cần chú ý tới khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ thông tia sữa. Tốt nhất, các mẹ nên lựa chọn sinh mổ tại những địa chỉ uy tín để được hướng dẫn cũng như biết cách chăm sóc sức khỏe, giúp sữa mau về.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, các mẹ sinh mổ đều được lưu viện trong 72h, được chăm sóc, hỗ trợ 24/24 bởi đội ngũ điều dưỡng có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt có kỹ năng massage, thông tia sữa, kích thích sữa về từ sớm. Điều dưỡng đồng thời hỗ trợ các mẹ cách cho con bú đúng tư thế để sữa về nhiều, con bú tốt mà không gây đau đớn cho sản phụ.
Ngoài ra, với những trường hợp tắc sữa, mất sữa sau sinh mổ, bệnh viện cũng có phương pháp điều trị phù hợp, cho hiệu quả cao. Phương pháp được sử dụng là chiếu tia hồng ngoại, trực tiếp giúp ống dẫn sữa giãn nở, kích thích lưu thông máu nuôi dưỡng các nang, thùy tuyến sữa một cách an toàn. Hiệu quả của phương pháp này diễn ra rất nhanh, chỉ sau 1 buổi thực hiện, các mẹ đã có thể yên tâm cho con bú.
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi “Đẻ mổ mấy ngày có sữa?”. Hy vọng các mẹ bầu sắp thực hiện đẻ mổ sẽ có thêm kinh nghiệm, kiến thức cần thiết, thuận lợi hơn trong việc cho con bú sau sinh.