Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Ảnh hưởng như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng mà bất cứ người phụ nữ nào cũng từng trải qua một lần trong đời. Không chỉ gây cản trở sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống, rối loạn kinh nguyệt còn cảnh báo rất nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe, sinh lý của chị em. Vậy thực chất, rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

1. Tìm hiểu về rối loạn kinh nguyệt để biết rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không

1.1. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

Rối loạn kinh nguyệt là khi chu kỳ kinh diễn ra không đều, thể hiện qua vòng kinh, thời gian hành kinh và lượng máu kinh bất thường. Vấn đề này có thể xảy ra với phụ nữ ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, thường gặp nhất vẫn là đối tượng mới dậy thì, sau sinh và tiền mãn kinh, khi nội tiết tố, hormone sinh lý thay đổi.

1.2. Những biểu hiện thường gặp cho biết rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng đi kèm với rất nhiều biểu hiện đặc trưng. Với mỗi người, mỗi nguyên nhân khác nhau, các biểu hiện cũng sẽ khác nhau.

– Chu kỳ kinh dài, ngắn bất thường: Chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ rơi vào 21 đến 35 ngày. Khi chị em bị rối loạn kinh nguyệt, kỳ kinh có thể ngắn hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày.

– Lượng máu kinh ít hoặc nhiều hơn bình thường: Trung bình mỗi kỳ kinh, cơ thể đào thải từ 50-80ml máu kinh. Tuy nhiên, ở những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, lượng máu kinh có thể ít hơn hoặc nhiều hơn. Với những trường hợp mất máu nhiều, có thể bị thiếu máu, thiếu sắt dẫn tới suy nhược, người mệt mỏi, thường xuyên chóng mặt, choáng ngất.

– Thời gian hành kinh thay đổi: Thời gian hành kinh ở mỗi kỳ kinh nguyệt trung bình chỉ kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Tuy nhiên, ở những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, số ngày hành kinh có thể ít hơn 3 ngày, hoặc cũng có thể kéo dài từ 7 tới 10 ngày.

Thay đổi chu kỳ, thời gian hành kinh là một trong những biểu hiện mà chị em thường gặp khi bị rối loạn kinh nguyệt

Thay đổi chu kỳ, thời gian hành kinh là một trong những biểu hiện mà chị em thường gặp khi bị rối loạn kinh nguyệt

– Màu sắc kinh bất thường: Máu kinh thường có màu đỏ hồng, sệt. Những trường hợp rối loạn kinh nguyệt có thể xuất hiện máu đen, máu kinh đỏ thẫm, thậm chí vón cục.

– Thống kinh: Tình trạng thống kinh (đau bụng kinh) là tình trạng thường gặp nhất ở những chị em bị rối loạn kinh nguyệt. Khi tới kỳ kinh, tử cung co bóp mạnh sẽ khiến vùng bụng dưới đau âm ỉ, thậm chí đau dữ dội, cản trở sinh hoạt thường ngày của chị em.

Những vấn đề mà chị em có thể gặp khi bị rối loạn kinh nguyệt gồm:

– Rong kinh: Kinh nguyệt kéo dài, bao gồm cả chu kỳ kinh và lượng máu kinh. Thời gian hành kinh cũng kéo dài nhiều ngày, khiến người phụ nữ dễ bị mất máu, thiếu máu.

– Cường kinh: Máu kinh được đẩy ra ngoài với lượng lớn, thời gian hành kinh dài khiến chị em mệt mỏi và bị thiếu máu, thiếu sắt trầm trọng.

– Bế kinh: Đây là tình trạng máu kinh khó được đẩy ra ngoài trong thời gian hành kinh. Máu kinh bị ứ tắc sẽ khiến nặng vùng bụng dưới, gây đau, căng tím tại âm hộ, màng trinh, rất nguy hiểm nếu kéo dài.

– Vô kinh: Những phụ nữ bị vô kinh sẽ không thấy xuất hiện kinh nguyệt do một số bất thường tại bộ phận sinh dục.

– Đau bụng kinh: Người phụ nữ bị rối loạn chu kỳ kinh, kinh nguyệt không được đẩy ra ngoài đều sẽ khiến tử cung bị kích thích, co bóp nhiều, gặp nhiều áp lực hơn. Bởi vậy, tình trạng đau bụng kinh thường diễn ra ở hầu hết các trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt.

– Kinh thưa: Kinh thưa là khi chu kỳ kinh dài quá 35 ngày. Kinh nguyệt không theo một chu kỳ nhất định sẽ khiến thời gian hành kinh bị rối loạn, gây ra kinh thưa hoặc thậm chí là kinh mau.

1.3. Một vài nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt

Có rất nhiều nguyên nhân được cho là có thể ảnh hưởng đến chu kỳ, màu sắc kinh nguyệt. Theo thống kê, chị em thường bị loạn kinh, kinh không đều do:

– Nội tiết tố mất cân bằng: Sự mất cân bằng của hệ nội tiết, nội tiết tố và các hormone trong cơ thể người phụ nữ từ giai đoạn dậy thì, mang thai, sinh con, tiền mãn kinh tới mãn kinh là một trong số những nguyên nhân khiến hầu hết phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.

– Cân nặng thay đổi bất thường: Cân nặng thay đổi bất thường, ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hormone sinh dục, khiến vòng kinh không ổn định, rối loạn kinh nguyệt kéo dài.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và chị em nên thăm khám với bác sĩ để biết rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và chị em nên thăm khám với bác sĩ để biết rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

– Chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa phù hợp: Chế độ ăn uống, sinh hoạt của người phụ nữ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tuyến giáp, sự trao đổi chất và từ đó ảnh hưởng lên tuyến yên, làm rối loạn quá trình cân bằng và sản sinh nội tiết tố. Từ đó, rối loạn kinh nguyệt kéo dài, cũng khiến sức khỏe của chị em bị ảnh hưởng ít nhiều.

– Căng thẳng, mệt mỏi: Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh, căng thẳng kéo dài, tinh thần sa sút, mệt mỏi sẽ kích thích hoạt động của tuyến thượng thận sản sinh ra hormone cortisol. Hormone này gây mất cân bằng nồng độ estrogen và progesterone, khiến tình trạng rối loạn kinh nguyệt diễn ra.

– Các bệnh lý phụ khoa: Một số bệnh phụ khoa như hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, u bì buồng trứng, polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung gây ra sẽ khiến cho quá trình sản sinh nội tiết tố, cân bằng hormone bị ảnh hưởng, khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều và còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của chị em.

1.4. Khi nào cần tới gặp bác sĩ và trao đổi về việc rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dựa theo nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, có thể nhận thấy tình trạng này ít nhiều đều có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của chị em. Đặc biệt, theo các bác sĩ chuyên khoa, rối loạn kinh nguyệt xuất phát từ bệnh phụ khoa là những tình trạng cần được chú ý nhiều nhất vì chúng có thể là tiền đề của những bệnh nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của người phụ nữ.

– Gây ra tình trạng thiếu máu nghiêm trọng: Rối loạn kinh nguyệt, điển hình là tình trạng rong kinh, cường kinh, kinh mau sẽ dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt nghiêm trọng. Lâu dần, cơ thể sẽ bị suy nhược, hệ miễn dịch, đề kháng kém, khiến chị em thường xuyên mệt mỏi, dễ bị bệnh, có thể dẫn tới choáng ngất và mất tập trung, giảm trí nhớ.

– Là tiền đề của một số bệnh phụ khoa: Khi kinh nguyệt trở nên bất thường, kéo dài, môi trường âm đạo cũng khó tránh khỏi bị ảnh hưởng. Máu kinh tồn đọng lâu ở âm đạo, cổ tử cung có thể tạo điều kiện sinh sôi và phát triển lý tưởng cho vi khuẩn, tạp khuẩn, từ đó dẫn tới nhiều bệnh lý như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng,…

– Ảnh hưởng tới khả năng mang thai, làm mẹ: Kỳ kinh nguyệt không ổn định dễ dẫn tới nhiều bệnh phụ khoa, cũng có thể là biểu hiện của các bệnh liên quan tới buồng trứng và tử cung như tắc vòi trứng, đa nang buồng trứng, u xơ tử cung,… Những bệnh lý này thường cản trở quá trình thụ thai. Một số bệnh lý còn ngăn cản sự xâm nhập của tinh trùng, dễ dẫn tới vô sinh – hiếm muộn.

Thăm khám, phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe phụ khoa thông qua tình trạng rối loạn kinh nguyệt để có cái nhìn đúng và biết hướng xử lý phù hợp

Thăm khám, phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe phụ khoa thông qua tình trạng rối loạn kinh nguyệt để có cái nhìn đúng và biết hướng xử lý phù hợp

Vậy nên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt để xác định vấn đề này có gây nguy hiểm cho chị em hay không. Để bảo vệ sức khỏe và ổn định vòng kinh, chị em cần có kế hoạch thăm khám sớm, được chỉ định điều trị với phương pháp phù hợp và thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh của bản thân.

Tốt nhất, khi có bất cứ dấu hiệu nào của rối loạn kinh nguyệt, bạn nên tới gặp bác sĩ. Ngoài ra, việc khám phụ khoa 6 tháng/lần cũng là việc cần được thực hiện đều đặn.

2. Làm thế nào để ổn định kinh nguyệt, vòng kinh?

Để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chị em cũng cần phải xác định được rõ nguyên nhân, từ đó mới có hướng khắc phục hiệu quả.

– Đối với những trường hợp rối loạn kinh nguyệt do sinh lý, nội tiết thay đổi:

Những trường hợp này có thể cải thiện chế độ ăn uống, giữ thói quen ăn ngủ điều độ. Bổ sung đầy đủ khoáng chất, vitamin sẽ hỗ trợ hoạt động của các cơ quan, hệ nội tiết, điều chỉnh vòng kinh dần ổn định hơn.

Bên cạnh đó, chị em cũng có thể cải thiện bằng cách từ bỏ dần những thói quen có hại như hút thuốc, sử dụng rượu, bia, chất kích thích, lạm dụng các loại thuốc bừa bãi và hạn chế căng thẳng, mệt mỏi.

– Những trường hợp rối loạn kinh nguyệt do vấn đề, bệnh lý phụ khoa:

Những trường hợp này cần được bác sĩ thăm khám, cho ra kết quả chính xác và có hướng điều trị tương ứng với nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt ở từng người.

Trường hợp bệnh lý phức tạp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật, mổ mở, mổ nội soi,… để loại bỏ hoàn toàn yếu tố tác nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Những trường hợp không quá nghiêm trọng, chị em có thể được sử dụng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Để được biết rõ nhất về nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chị em có thể tới khám và thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Với hệ thống nhiều phòng khám, có khoa Phụ luôn sẵn sàng phục vụ, bạn có thể thoải mái, thuận tiện hơn trong việc di chuyển, sắp xếp lịch trình cá nhân. Ngoài ra, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn sẽ luôn nhiệt tình hỗ trợ, giúp chị em có hướng xử lý phù hợp, hiệu quả nhất.

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI còn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho cả việc khám, chẩn đoán và điều trị các vấn đề, bệnh lý gây ra rối loạn kinh nguyệt. Mô hình khám chữa 1:1 (bác sĩ và bệnh nhân, bệnh nhân hoàn toàn có thể lựa chọn khám với bác sĩ nữ) sẽ tạo cho chị em cảm giác thoải mái, riêng tư.

Quy trình khám được sắp xếp khoa học, nhanh gọn, không mất nhiều thời gian chờ đợi cũng là một điểm khiến chị em phụ nữ thường lựa chọn Thu Cúc TCI. Mọi thông tin riêng tư, cá nhân đều tuyệt đối bảo mật. Vì vậy, chị em có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng lựa chọn Thu Cúc TCI cho việc khám, chữa các vấn đề kinh nguyệt.

Những thông tin trên chắc hẳn đã cho chị em hiểu rõ hơn về rối loạn kinh nguyệt, những ảnh hưởng của tình trạng này tới cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, hãy chủ động khám phụ khoa, theo dõi chu kỳ kinh thường xuyên để nắm được những thay đổi bất thường, có biện pháp ứng phó kịp thời, tránh để ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe, sinh lý.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital