Rò trực tràng và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Phạm Đức Sơn

Trưởng Đơn vị Thăm dò chức năng - Nội soi tiêu hóa

Lỗ rò trực tràng âm đạo là một kết nối bất thường giữa phần dưới của trực tràng và âm đạo. Khi bị rò trực tràng, các chất có trong ruột sẽ bị rò rỉ thông qua các lỗ rò,  khí hoặc phân có thể bị rò qua âm đạo.

Đường rò trực tràng âm đạo thấp

Đường rò trực tràng âm đạo thấp

Nguyên nhân gây rò trực tràng là gì?

Các biến chứng trong khi sinh: Trong quá trình chuyển dạ khó khăn, đáy chậu có thể bị xé rách hoặc bác sĩ có thể rạch một vết cắt ở đáy chậu để đưa bé ra ngoài.

  • Bệnh viêm ruột (IBD), bệnh Crohn và viêm loét đại tràng có thể làm tăng nguy cơ hình thành một lỗ rò.
  • Ung thư hoặc bức xạ vùng xương chậu: Ung thư ở âm đạo, ung thư cổ tử cung, ung thư trực tràng, ung thư tử cung hoặc hậu môn có thể dẫn đến viejc hình thành một lỗ rò âm đạo trực tràng. Bức xạ trong việc điều trị các bệnh ung thư cũng có thể gây ra một lỗ rò.
  • Phẫu thuật. quá trình phẫu thuật âm đạo, phẫu thuật trực tràng, hay phẫu thuật tầng sinh môn, hậu môn có thể gây ra chấn thương hoặc nhiễm trùng dẫn đến một khe hở bất thường.

Các nguyên nhân khác thường là:

  • Do nhiễm trùng hậu môn hoặc nhiễm trùng trực tràng
  • Tình trạng viêm nhiễm các túi trong ruột (viêm túi thừa)
  • Do phân bị mắc kẹt trong trực tràng
  • Nhiễm trùng do HIV
  • Do lạm dụng tình dục

Triệu chứng rò trực tràng

Triệu chứng sẽ khác nhau ở mỗi trường hợp mắc bệnh, tùy thuộc vào kích thước vàv trí của các lỗ rò, các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Khí, phân hoặc mủ tiết ra từ âm đạo
  • Dịch tiết có mùi hôi
  • Nhiễm trùng đường âm đạo hoặc niệu đạo tái phát nhiều lần
  • Bị đau ở âm hộ, đau âm đạo và khu vực giữa âm đạo và hậu môn (đáy chậu)
  • Đau trong khi quan hệ tình dục.

Biến chứng rò trực tràng

  • Đại tiện không tự chủ được
  • Nhiễm trùng đường âm đạo hoặc niệu đạo tái phát
  • Viêm âm đạo, tầng sinh môn hoặc vùng da xung quanh hậu môn
  • Lỗ rò bị áp-xe, có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Lỗ rò tái phát

Khám và chẩn đoán bệnh rõ trực tràng

  • Kiểm tra độ tương phản: chụp X-quang âm đạo hoặc bơm cản quang bari có thể giúp xác định một lỗ rò nằm trong trực tràng, hoặc âm đạo hoặc ruột trên hình ảnh X-quang.
  • Kiểm tra chất nhuộm màu xanh. Bác sĩ sẽ đặt một ống tampon vào trong âm đạo của người bệnh, sau đó tiêm thuốc nhuộm màu xanh vào trực tràng. Nếu ống tampon chuyển màu xanh thì chứng tỏ người đó bị một lỗ rò.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Người bệnh được chỉ định chụp CT scan bụng và xương để xác định vị trí lỗ rò và nguyên nhân gây ra lỗ rò đó.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): phương pháp này có thể xác định vị trí của một lỗ rò, sự xuất hiện của một khối u.
  • Siêu âm hậu môn trực tràng: Siêu âm hậu môn trực tràng giúp bác sĩ đánh giá cấu trúc của cơ thắt hậu môn và có thể cho thấy thiệt hại gây ra trong quá trình sinh con.
  • Đo áp lực hậu môn trực tràng. Xét nghiệm này tuy không xác định được vị trí lỗ rò nhưng nó có thể đo mức độ nhạy cảm và chức năng của trực tràng, có thể cung cấp thông tin hữu ích về cơ vòng hậu môn và khả năng kiểm soát đoạn phân của người bệnh…
  • Các xét nghiệm khác. Nếu người bệnh bị nghi ngờ mắc bệnh viêm ruột, bác sĩ có thể sẽ chỉ định nội soi đại tràng để kiểm tra đại tràng. Bác sĩ có thể cũng lấy mẫu mô nhỏ (sinh thiết) để phân tích trong phòng thí nghiệm, xác định chẩn đoán bệnh Crohn.
Nội soi đại trực tràng giúp chẩn đoán rò trực tràng hậu môn chính xác

Nội soi đại trực tràng giúp chẩn đoán rò trực tràng hậu môn chính xác

Điều trị rõ trực tràng hiệu quả

Việc điều trị chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân gây rò trực tràng hậu môn, kích thước, vị trí của lỗ rò và ảnh hưởng của chúng đến các mô xung quanh.

Thuốc

Tùy thuộc vào tình trạng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh

  • Thuốc kháng sinh: Nếu các mô xung quanh lỗ rò bị viêm nhiễm, bác sĩ sẽ kê đơn một liệu trình kháng sinh trước khi phẫu thuật. Thuốc kháng sinh cũng có thể được dùng cho trường hợp nữ giới bị bệnh Crohn có phát triển một lỗ rò.
  • Infliximab: Đây là loại thuốc có thể giúp chữa lành một lỗ rò ở phụ nữ bị bệnh Crohn, tác dụng giảm viêm.
Phẫu thuật

Mục đích là để loại bỏ các lỗ rò, tùy vào vị trí lỗ rò, mức độ tổn thương của người bệnh các bác sĩ sẽ lựa chọn hình thức phẫu thuật phù hợp:

  • May một nút lỗ rò hậu môn trực tràng hoặc vá mô sinh học vào các lỗ rò để mô đó phát triển thành các bản vá lỗi và làm liền các lỗ rò.
  • Sử dụng một mô ghép lấy từ một bộ phận nào đó của cơ thể hoặc gấp một phần các mô chắc hơn cho việc mở lỗ rò.
  • Phẫu thuật phức tạp hơn nếu các cơ thắt hậu môn cũng bị ảnh hưởng hoặc nếu có sẹp hoặc tổn thương mô do bức xạ hoặc bệnh Crohn.
  • Thực hiện phẫu thuật thông ruột trước khi làm lành một lỗ rò trong trường hợp phức tạp hơn hoặc lỗ rò tái phát, đã có tổn thương mô hoặc để lại sẹo sau phẫu thuật trước đó hoặc điều trị phóng xạ, nhiễm trùng liên tục hoặc xuất hiện ổ phân, một khối u hoặc áp-xe. Người bệnh sẽ được làm hậu môn nhân tạo và từ 8 đến 12 tuần sau bệnh nhân mới được phẫu thuật điều trị các lỗ rò. Thường thì sau khoảng 3-6 tháng lỗ rò lành lại, chức năng tiêu hóa sẽ được phục hồi.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về rò trực tràng hậu môn. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có nhu cầu đặt lịch khám tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital