Rò hậu môn MRI là phương pháp chụp cộng hưởng giúp đánh giá đúng và đủ tình trạng rò. Từ đó đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Hiện nay, chụp cộng hưởng từ có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Rò hậu môn là bệnh gì?
Rò hậu môn là một bệnh lý ở vùng hậu môn – trực tràng với những đường rò bất thường vùng ống hậu môn kéo dài ra ngoài vùng da quanh hậu môn.
Nguồn gốc của rò hậu môn là từ tuyến hậu môn nằm giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài vùng hậu môn, được dẫn lưu vào ống hậu môn. Một khi đường ra của tuyến bị tắc nghẽn, sẽ hình thành nên các khối áp xe quanh hậu môn và lan rộng ra bề mặt da theo thời gian. Việc điều trị không kịp thời, không đúng phương pháp hoặc chủ quan không điều trị sẽ khiến các khối áp xe biến thành rò hậu môn.
Một số triệu chứng của rò hậu môn bao gồm:
– Ổ áp xe vùng hậu môn tự vỡ, vết thương lành lại nhưng lại có một lỗ đóng vảy khô
– Lỗ đóng đó thường chảy mủ, dịch vàng hôi, tái lại nhiều lần
– Bệnh nhân thấy ngứa hoặc xì hơi qua lỗ rò
– Khi sờ vào sẽ có cảm giác cứng chắc, ấn vào bị đau. Nếu khám hậu môn có thể thấy rõ lỗ rò trong.
2. Quy trình thực hiện rò hậu môn mri
2.1. Chuẩn bị thực hiện rò hậu môn mri
Phương pháp chụp cộng hưởng từ để phát hiện bệnh lý rò hậu môn tuân thủ các nguyên tắc chung của chụp cộng hưởng từ.
Nguyên tắc là:
– Loại bỏ các thiết bị kim loại có trên người: Trước khi tiến vào chụp mri, bệnh nhân phải chắc chắn không mang các đồ vật hoặc thiết bị kim loại ở trong người.
– Hỏi về tiền sử dùng thuốc và tư vấn lợi ích, nguy cơ của dùng thuốc đối quang từ: Khi chụp rò hậu môn mri, sẽ có hai giai đoạn trước tiêm thuốc và sau tiêm thuốc đối quang từ (hay còn gọi là thuốc tương phản từ). Mục đích của việc sử dụng loại thuốc này là giúp hiện rõ các đường rõ và đánh giá được các mô xung quanh đường rò. Hầu hết đối với người bệnh có sức khỏe bình thường thì rất ít có phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ hỏi kỹ về tiền sử dùng thuốc cũng như tư vấn các lợi ích và nguy cơ của việc dùng thuốc đối với từng trường hợp cụ thể.
– Sử dụng thuốc an thần hoặc gây mê nếu cần: Thường sử dụng đường tĩnh mạch để cho thuốc an thần hoặc gây mê nếu cần. Khi đó, người bệnh cần nhịn ăn trước đó khoảng 4 – 6 tiếng để đảm bảo quá trình gây mê hay an thần.
2.2. Thực hiện rò hậu môn mri
– Thời gian thực hiện: 30 – 45 phút.
Quy trình chụp như sau:
– Bệnh nhân nằm trên giường chụp
– Kỹ thuật viên sẽ đặt thiết bị tên là “Coil” lên quanh vùng bụng – chậu của bạn.
– Bàn chụp sẽ được đưa từ từ vào trong lồng và kỹ thuật viên sẽ tiến hành lấy hình ảnh vùng chậu (là vùng hậu môn và xung quanh hậu môn).
– Giữa quá trình chụp, người chụp sẽ được kỹ thuật viên tiêm thuốc
– Sau khi tiêm thuốc thì đường rò sẽ hiện rõ trên hình ảnh. Từ đó mà bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng tổn thương và có phương án xử trí phù hợp.
Một số lưu ý trong quá trình chụp đó là: Có tiếng ồn trong khi chụp (ở 1 số bệnh viện sẽ có tai nghe đeo vào chống ồn). Người chụp sẽ cảm thấy hơi nóng ở vùng được chụp. Nếu dùng các phương pháp như gây mê hoặc thuốc an thần, người chụp sẽ được theo dõi các chỉ số như nhịp tim, nhịp thở, nồng độ oxy máu… thông qua các thiết bị bắt ở trên người.
3. Ưu – nhược điểm và kết quả nhận được
3.1. Ưu – nhược điểm rò hậu môn mri
– Ưu điểm: Là phương tiện tiên tiến để chẩn đoán, đánh giá và lên phương án điều trị bệnh rò hậu môn. Mô tả chính xác được vùng giải phẫu ở hậu môn, có thể đánh giá được mối liên hệ giữa đường rò và hoành chậu cùng với hố trực tràng. Đây là yếu tố quan trọng giúp cuộc phẫu thuật rò hậu môn diễn ra chính xác và hiệu quả nhất.
– Nhược điểm: Mất khá nhiều thời gian. Giá thành cũng cao hơn 1 chút so với các phương pháp khác. Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ phải được thực hiện trong phòng kín do đó một số người có cảm giác sợ hãi, e ngại.
3.2. Kết quả nhận được
Sau khi chụp mri, bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh sẽ đưa ra kết quả trên hình chụp qua từng lát cắt mỏng ở vùng chậu. Qua đó, có thể phân loại được mức độ và tình trạng của các đường rò. Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ sẽ đánh giá được nhu mô xung quanh đường rò, phát hiện được những dấu hiệu bất thường và các biến chứng nếu có. Các biến chứng có thể phát hiện ra có thể là nhiễm trùng, đường rò chằng chịt tái phát…
Sau khi phân loại và đánh giá, kết hợp kết quả chụp mri và các xét nghiệm khác sẽ có được phác đồ điều trị bệnh lý rò hậu môn. Kết quả rò hậu môn mri là một đánh giá quan trọng để đưa ra phương pháp phù hợp với bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định chẩn đoán và điều trị từ bác sĩ chủ trị, bao gồm chụp cộng hưởng từ nếu cần để có thể sớm dứt điểm bệnh.