Răng sâu chảy máu là vấn đề phổ biến mà rất nhiều người gặp phải, kể cả người lớn lẫn trẻ em. Vậy bệnh lý này có nguy hiểm hay không, nguyên nhân cũng như cách điều trị thế nào, cùng tìm hiểu bài viết nhé!
Menu xem nhanh:
1. Răng sâu chảy máu có nguy hiểm hay không?
Sâu răng là bệnh lý vô cùng phổ biến, nguyên nhân chủ yếu đó là do mảng bám, vụn thức ăn kết hợp với các vi khuẩn ở khoang miệng gây nên. Sâu răng không chỉ gây đau nhức khó chịu do vi khuẩn ăn mòn men răng, hình thành lỗ sâu trên bề mặt răng mà lỗ sâu có thể lan rộng đến tủy, dẫn đến hiện tượng sâu răng chảy máu. Khi không có phương pháp điều trị kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ bị hoại tử tủy, thậm chí là có nguy cơ mất răng.
Bên cạnh đó, khi răng bị sâu chảy máu, điều này có nghĩa là tình trạng sâu răng của bạn đã ở mức độ nghiêm trọng, một số biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
– Nhiễm trùng máu: Nhiễm trùng máu do sâu răng gây ra thường vô cùng nghiêm trọng, bởi lúc này bác sĩ sẽ bắt buộc phải cởi bỏ hết phần thân răng và nướu đã bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, việc trồng răng mới cũng sẽ khó khăn hơn do không còn chỗ để cắm trụ
– Suy nhược cơ thể do chức năng ăn nhai bị suy giảm, ngoài ra thì việc ăn uống cũng sẽ bị cản trở do các chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ vào cơ thể dẫn đến bị suy nhược.
– Tình trạng chảy máu khi sâu răng cũng có thể gây ra một số vấn đề nha khoa khác như các bệnh lý viêm lợi, hôi miệng…
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý
Răng bị sau nếu để lâu không điều trị sẽ diễn biến ngày một nặng thêm và có thể gây đau nhức vùng nướu dưới răng bị sâu và xuất hiện của tình trạng chảy máu kéo dài. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nguy hiểm với sức khỏe. Theo các chuyên gia, một số nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng này bao gồm:
– Sâu răng lây lan đến các vùng xung quanh khiến cho nướu răng cũng bị ảnh hưởng, đồng thời khiến cho các mối liên kết giữa nướu răng và chân răng, thân răng trở nên yếu hơn. Ngoài ra, răng dễ bị lung lay còn khiến cho nướu dễ bị tổn thương, chảy máu, đặc biệt là khi có các tác động từ bên ngoài như khi chải răng, súc miệng, khi ăn nhai hay ăn uống.
– Vi khuẩn gây sâu răng ăn vào tủy khiến răng bị tổn thương, làm chết tủy, thậm chí lỗ sâu hoại tử xuống phần nướu răng hình thành viêm nhiễm, dẫn đến hiện tượng chảy máu. Bên cạnh đó, nướu cũng có thể bị sưng và chảy mủ khi chạm nhẹ.
– Vi khuẩn gây sâu răng ăn sâu xuống vùng nền hàm và hình thành ổ khuẩn (áp-xe), lâu dần, các áp-xe sẽ bị bung ra và gây chảy máu.
3. Phải làm gì để khắc phục
Khi bị chảy máu ở răng sâu có nghĩa là tình trạng viêm nhiễm ở tủy răng đã xảy ra, lúc này, bạn cần có phương án điều trị kịp thời nếu không nguy cơ mất răng là vô cùng cao. Lúc này, các biện pháp áp dụng tại nhà sẽ gần như không có hiệu quả, hơn nữa nếu như thực hiện sai cách thì có thể khiến cho tình trạng này có thể diễn biến nặng hơn.
Do đó, tốt hơn hết, bạn nên đến nha khoa để nha sĩ có thể tiến hành thăm khám, kiểm tra và chụp phim X-quang xem xét mức độ viêm nhiễm ở tủy răng, từ đó, nha sĩ sẽ đề xuất phương án điều trị tối ưu ở từng trường hợp.
Trước tiên, trong quá trình thăm khám, bạn sẽ được vệ sinh và làm sạch ở vị trí răng sâu bị chảy máu, loại bỏ các mảng bám vôi răng ngăn không cho chúng phát triển thêm hay gây ảnh hưởng tới kết quả sau điều trị. Căn cứ vào mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ đánh giá xem có thể bảo tồn hay không thể bảo tồn được chiếc răng sâu bị chảy máu.
4. Ngăn ngừa tình trạng răng sâu chảy máu thế nào?
Để ngăn ngừa tình trạng răng sâu chảy máu, trước tiên, bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày. Đường hay đồ ngọt là một trong những “thủ phạm” hàng đầu gây sâu răng, do đó, bạn không nên nạp quá nhiều bánh kẹo hay các thực phẩm quá ngọt. Thay vào đó, nên cân bằng dinh dưỡng sao cho bữa ăn khoa học và đảm bảo an toàn cho răng miệng. Tốt hơn hết, bạn nên bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin cũng như khoáng chất, ví dụ như: Rau xanh, sữa tươi hay trái cây. Lưu ý không ăn những thực phẩm làm cho miệng khô hay bị dính trên thân răng khó làm sạch.
Bên cạnh đó, đừng quên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Theo các chuyên gia, mỗi người nên đánh răng tối thiểu là 2 lần/ngày, ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch. Đừng quên lưu ý đến cách chải răng sao cho đảm bảo hiệu quả cũng như lựa chọn những sản phẩm chăm sóc răng phù hợp với tình trạng sức khỏe răng miệng.
Cuối cùng, bạn nên thăm khám răng miệng theo định kỳ, nhờ đó để có thể phát hiện sớm tình trạng sâu răng đồng thời không làm ảnh hưởng đến nướu.
Hi vọng rằng qua bài viết trên đã giúp bạn nhận biết được nguyên nhân cũng như giải pháp điều trị với tình trạng răng sâu chảy máu. Ngay khi xuất hiện dấu hiệu này, bạn đừng quên nhanh chóng dùng bông gạc để xử lý máu kịp thời cũng như ngay lập tức đến nha khoa để các bác sĩ có thể kiểm tra cũng như xây dựng phương án điều trị hiệu quả.