Răng cửa bị sâu nhẹ và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Phạm Phương Thảo

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Sâu răng là một bệnh lý gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của con người. Đặc biệt, với vị trí sâu là răng cửa sẽ càng tổn hại tới tính thẩm mỹ hơn, dẫn tới nhiều vấn đề khác. Vậy trong trường hợp răng cửa bị sâu nhẹ làm sao để điều trị?

1. Nguyên nhân sâu răng cửa

Sâu răng là tình trạng vi khuẩn ăn mòn lớp men răng ở răng cửa. Sau đó, cấu trúc răng bị phá hủy khiến răng xuất hiện những lỗ nhỏ li ti màu nâu, đen ở trên bề mặt. Sâu răng cửa thường dễ được phát hiện hơn bởi răng nằm ở bên ngoài, có thể dễ dàng nhìn được khi soi gương.

Sâu răng cửa thường hình thành ở phần kẽ răng, chân răng. Hai khu vực này thường có những rãng vụn thức ăn bị mắc lại và tạo nên mảng bám.

Bệnh sâu răng cửa có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân:

– Sử dụng những loại đồ uống có nhiều đường, đặc biệt là vào ban đêm.

– Việc vệ sinh răng miệng được thực hiện không đúng cách. Điển hình là những việc như không được vệ sinh đều đặn hàng ngày hoặc vệ sinh không đúng cách.

– Không thực hiện thăm khám, kiểm tra nha khoa định kỳ. Điều này khiến việc kiểm soát tình trạng răng miệng không tốt, dễ khiến xuất hiện những bệnh lý răng miệng

răng cửa bị sâu

Sâu răng cửa là khi vi khuẩn ăn mòn lớp men răng ở răng cửa

– Mắc một số những bệnh lý như khô miệng, rối loạn tiêu hóa, tụt nướu, … gây ảnh hưởng tới răng miệng.

2. Dấu hiệu răng cửa bị sâu nhẹ

Bệnh sâu răng thường được phát hiện khi đã xuất hiện đốm đen do bị bỏ qua những triệu chứng ban đầu như:

– Thức ăn thường bị mắc kẹt ở kẽ răng: Ở trong giai đoạn vi khuẩn bắt đầu tạo lỗ trên bề mặt răng thì khoảng cách giữa 2 răng sẽ bị nới rộng ra. Vì vậy, thức ăn thường dễ bị mắc kẹt ở khoảng trống này. 

– Răng bị ê buốt: Đây là hiện tượng của việc chân răng bị ê buốt. Dấu hiệu này chính là một trong những biểu hiện sớm của sâu răng. Điều này thường xuất hiện khi ăn đồ quá nóng hoặc chua.

– Răng bị ngả màu: Đây là dấu hiệu cho thấy răng bị thiếu dưỡng chất. Điều này là do tủy răng đã không cung cấp đủ dưỡng chất cho răng. Vì vậy, nếu như răng bị vi khuẩn tấn công thì sẽ dễ gặp những tổn hại do men răng mỏng và dễ bị tróc.

Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ xuất hiện thêm những triệu chứng như xuất hiện đốm trắng, miệng có mùi hôi, đau nhức, …

3. Răng cửa bị sâu nhẹ cần điều trị như thế nào?

3.1 Chăm sóc răng miệng tại nhà

răng cửa bị sâu nhẹ

Đánh răng hàng ngày giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng, phòng tránh các bệnh lý

Trong quá trình chờ tới buổi khám răng cùng bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân nên thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng như:

– Thực hiện đánh răng bằng nước ấm.

– Vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày bằng cách đánh răng kết hợp làm sạch bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng.

– Lựa chọn sử dụng loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm, có chứa fluor để tăng cường bảo vệ răng.

– Tránh những loại thức ăn, đồ uống quá nóng hay quá lạnh hoặc chứa nhiều đường.

– Không sử dụng các loại chất kích thích, thuốc lá, …

3.2 Điều trị nha khoa

Sâu răng cửa hay bất kì vị trí nào cũng cần thực hiện bỏ điểm sâu để điều trị. Đây là kỹ thuật thực hiện nạo bỏ phần mô răng đã bị phá hủy. Nếu không loại bỏ sẽ gây nguy cơ lan sang những mô răng khỏe mạnh khác.

Khi thực hiện, bác sĩ sẽ nạo vết sâu để không bị bỏ sót hay phạm vào phần mô răng còn lành. Điều này là bởi phần rìa răng có men răng khá mỏng. Do đó nếu như tác động quá sâu sẽ khiến mất đi nhiều mô răng thật. Phần răng còn lại ít khiến việc phục hình trở nên khó khăn hơn.

Nếu phần chân răng hoặc tủy răng bị chết, bị tổn thương không thể điều trị thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng. Bác sĩ sẽ loại bỏ đi dây thần kinh, mạch máu cùng mô răng, các phần bị sâu. Tiếp đến, ống tủy sẽ được lấp đầy bằng những vật liệu chuyên khoa phù hợp. Cuối cùng, sau khi đã loại bỏ được hết phần sâu, răng sẽ được phục hình tùy theo mức độ hư hại của răng.

3.2.1 Trám răng

Hàn trám răng có thể giúp điều trị tình trạng răng cửa bị sâu nhẹ

Hàn trám răng có thể giúp điều trị tình trạng sâu răng khi chưa hư hỏng quá nghiêm trọng

Trong trường hợp sâu nhẹ, vết sâu vẫn nhỏ và nằm ở mặt trong răng cửa thì bác sĩ sẽ thực hiện phục hình bằng phương pháp hàn trám. Lỗ sâu sẽ được trám lại bằng vật liệu nha khoa có màu sắc tương đồng với răng thật. Nhờ vậy, hiệu quả điều trị và tính thẩm mỹ của hàm răng đều sẽ được đảm bảo.

3.2.2 Bọc răng sứ

Khi răng sâu nặng, không thể phục hình bằng hàn trám, bác sĩ sẽ tiến hành bọc răng sứ.

Sứ là chất liệu cố màu sắc tương đồng có thể đạt tới độ tuyệt đối với răng cửa thật đã bị sâu cũng như các răng khác. Nếu như răng được tạo hình chuyên nghiệp, công nghệ hiện đại thì răng có thể được phục hình, thay thế răng thật tốt. 

4. Phòng ngừa tình trạng bị sâu răng bằng những cách nào?

Để ngăn ngừa tình trạng bị sâu răng cửa, ta nên chú ý tới chế độ chăm sóc răng hàng ngày. Cụ thể:

– Thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với loại kem đánh răng có chứa fluor. Việc đánh răng nên thực hiện sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

– Súc miệng mỗi ngày với loại nước súc miệng chứa fluor kết hợp làm sạch răng bằng chỉ nha khoa.

– Điều chỉnh lại chế độ ăn để phù hợp hơn, cân bằng dinh dưỡng, hạn chế ăn đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh. Cụ thể, ta nên tránh những món ăn chứa carbohydrate như bánh kẹo, khoai tây chiên, … Những chất này có thể đọng lại trên bề mặt răng, sinh ra vi khuẩn tấn công răng.

– Tăng cường uống nước, việc uống đủ nước sẽ giúp tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn. Nhờ vậy, hiệu quả làm sạch răng miệng cũng được đảm bảo. 

Lấy cao răng và kiểm tra răng định kỳ để tình trạng sức khỏe răng miệng luôn được kiểm soát tốt.

Trên đây là những thông tin về sâu răng và cách điều trị răng cửa bị sâu nhẹ. Trong trường hợp nhận thấy bản thân có những dấu hiệu sâu răng, bệnh nhân nên nhanh chóng tới nha khoa để được kiểm tra. Bên cạnh đó, mỗi người hãy thực hiện những phương pháp phòng ngừa sâu răng từ sớm. Điều này để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hơn. Nhờ vậy hàm răng sẽ luôn được bảo vệ khỏe đẹp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital