Quy trình niềng răng mắc cài đúng chuẩn như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Niềng răng mắc cài là một phương pháp phổ biến được nhiều người lựa chọn để mang đến tính thẩm mỹ cho hàm răng và giúp giảm thiểu việc mắc các bệnh lý răng miệng. Vậy quy trình niềng răng mắc cài diễn ra như thế nào?

1. Thông tin cơ bản về niềng răng

1.1 Niềng răng là phương pháp như thế nào?

Nếu bạn gặp tình trạng răng có những khuyết điểm hô, móm, khớp cắn lệch, răng mọc lộn xộn…thì niềng răng được coi là giải pháp hiệu quả dành cho bạn. Sau khi thực hiện phương pháp này, bạn không chỉ sở hữu một hàm răng đều và đẹp mà còn ngăn ngừa được những bệnh lý liên quan đến răng và nướu. Niềng răng được chia làm 2 loại: Niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài (niềng răng bằng khay nhựa trong suốt Invisalign).

Niềng răng mắc cài

Sau khi niềng răng, bạn không chỉ sở hữu một hàm răng đều và đẹp mà còn ngăn ngừa được những bệnh lý liên quan đến răng và nướu

1.2 Ai có thể niềng răng mắc cài được?

Nhìn chung, những ai có khuyết điểm về răng, trong độ tuổi phù hợp và đạt được những yêu cầu nhất định thì vẫn có thể thực hiện niềng răng. Đối tượng niềng răng bao gồm:

– Những người gặp tình trạng răng bị hô (hay còn gọi là vẩu/khớp cắn sâu/răng chìa ra ngoài).

– Những người gặp tình trạng răng bị móm (hay còn gọi là khớp cắn ngược).

– Những người răng mọc không đều, lệch lạc, lộn xộn, chen chúc.

– Những người răng mọc hở, bị thưa, có khoảng cách giữa các răng.

Thêm vào đó, độ tuổi thích hợp nhất để thực hiện niềng răng là 10 – 20 tuổi, đây là lúc cấu trúc xương hàm đang phát triển, răng dễ dàng dịch chuyển và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉnh nha. Sau độ tuổi này, bạn vẫn có thể niềng răng tuy nhiên thời gian để hoàn thiện sẽ lâu hơn.

Nhìn chung, những ai có khuyết điểm về răng, trong độ tuổi phù hợp và đạt được những yêu cầu nhất định thì vẫn có thể thực hiện niềng răng

Những ai có khuyết điểm về răng, trong độ tuổi phù hợp và đạt được những yêu cầu nhất định thì vẫn có thể thực hiện niềng răng nhưng hợp lý nhất là là khoảng 10 – 20 tuổi

1.3 Các phương pháp niềng răng mắc cài hiện nay

Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng phù hợp với nhu cầu cũng khả năng tài chính của bạn. Có thể kể đến một số phương pháp được áp dụng tại các cơ sở nha khoa uy tín hiện nay như:

– Niềng răng bằng mắc cài kim loại gắn mặt ngoài.

– Niềng răng bằng mắc cài sứ gắn mặt ngoài.

– Niềng răng bằng nắp tự động kim loại gắn mặt ngoài.

– Niềng răng bằng mắc cài kim loại gắn mặt trong.

2. Quy trình niềng răng mắc cài đúng chuẩn như thế nào?

2.1 Thăm khám lâm sàng

Ở bước đầu tiên trong quy trình niềng răng, bệnh nhân sẽ được thăm khám tổng quát để kiểm tra mức độ khuyết điểm của răng, từ đó giúp bác sĩ có thể lên được phương án niềng răng phù hợp với thể trạng của bạn. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ giới thiệu các phương pháp niềng răng mắc cài để bạn lựa chọn và tư vấn phương pháp phù hợp.

2.2 Vệ sinh răng miệng tổng quát + lấy dấu hàm

Trước khi tiến hành gắn mắc cài, bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho bệnh nhân để đảm bảo việc gắn mắc cài được diễn ra thuận lợi và không có cản trở cho quá trình niềng răng. Đây cũng là bước quan trọng giúp xử lý được những vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng, điều trị các tổn thương như sâu răng, vỡ răng….Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm và gửi đến phòng Labo để sản xuất khí cụ chỉnh nha và phối hợp để lên phác đồ điều trị cho người bệnh.

bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho bệnh nhân để đảm bảo việc gắn mắc cài được diễn ra thuận lợi

Bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho bệnh nhân để đảm bảo việc gắn mắc cài được diễn ra thuận lợi

2.3 Gắn khí cụ

Sau khi các khí cụ đã được lấy về, bác sĩ tiến hành bôi keo nha khoa lên bề mặt răng, đặt mắc cài sau đó dùng đèn quang trùng hợp để keo và mắc cài được gắn cố định lên răng. Thao tác này được lặp lại cho đến khi hoàn thiện cả hàm. Sau đó dây cung sẽ được đặt vào và dây chun được gắn vào từng mắc cài để cố định được dây cung trên hàm.

2.4 Tái khám định kỳ

Sau khi lắp mắc cài xong, bạn sẽ được hẹn lịch tái khám định kỳ. Thông thường, khi mới niềng răng, tần suất tái khám sẽ dày hơn vì đây là giai đoạn đầu răng bắt đầu dịch chuyển. Sau một thời gian răng đã di chuyển ổn định rồi thì số lần tái khám định kỳ sẽ giảm đi.

2.5 Tháo mắc cài

Bước cuối cùng trong quy trình niềng răng là bác sĩ sẽ tháo mắc cài cho bệnh nhân và cho bệnh nhân đeo hàm duy trì tháo lắp để răng được ổn định và không bị chạy về vi trí cũ. Tuy nhiên để đảm bảo sức khoẻ răng miệng, bạn cần tái khám định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần.

3. Niềng răng mắc cài có gây đau không?

Ban đầu khi mới niềng răng, bạn sẽ có cảm giác hơi tức răng và nhức vì răng bắt đầu dịch chuyển, nhưng cảm giác này không quá đau và sẽ hết trong vòng 1 – 2 tuần khi bạn đã làm quen. Ngoài ra, những lần tái khám định kỳ sau khi bác sĩ siết dây cung cũng thì bạn cũng sẽ hơi cảm thấy đau nhưng cảm giác này sẽ hết sau khoảng 24 – 48h. Nhìn chung cả quá trình thì niềng răng mắc cài chỉ gây đau ở một vài thời điểm nhỏ trong suốt khoảng thời gian từ 10 – 24 tháng nên bạn hoàn toàn có thể an tâm thực hiện nhé.

quy trình niềng răng

Nhìn chung cả quá trình thì niềng răng mắc cài chỉ gây đau ở một vài thời điểm nhỏ trong suốt khoảng thời gian từ 10 – 24 tháng

Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất về quy trình niềng răng mắc cài. Cần lưu ý để việc niềng răng được hiệu quả và nhanh chóng, bạn cần lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital