Prospan – Thuốc ho từ thảo dược và những điều cần biết

Thuốc ho prospan là sản phẩm có tác dụng làm dịu và giảm ho hiệu quả với công thức từ thiên nhiên. Nhờ đó mang đến độ lành tính cao cho người dùng bao gồm cả đối tượng là trẻ nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về thành phần, công dụng và những lưu ý khi sử dụng thuốc.

1. Thuốc ho prospan: Thành phần, công dụng và cơ chế trị ho của thuốc

1.1. Thành phần và phân loại

Prospan là thuốc ho được sử dụng phổ biến cho cả trẻ nhỏ và người lớn nhờ chiết xuất từ thành phần thiên nhiên là cao khô lá thường xuân (Hederae helicis folii extractum siccum).

Hiện nay, trên thị trường phổ biến với các loại thuốc ho prospan có nguồn gốc từ Đức, Pháp và Úc với các hai dạng chính là siro, dung dịch uống và viên ngậm. Mỗi loại thuốc ho sẽ có những yêu cầu cụ thể về đối tượng sử dụng cùng hướng dẫn sử dụng chi tiết. Để phát huy tốt hiệu quả điều trị, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp với trạng bệnh của bản thân.

Thành phần thuốc ho prospan

Thuốc ho prospan có thành phần từ thiên nhiên nên có độ lành tính cao.

1.2. Công dụng của thuốc ho prospan

Thuốc ho prospan mang lại những lợi ích cụ thể đối với đường hô hấp bao gồm:

– Loại bỏ đờm (nguyên nhân chính gây ra ho): Kích thích hoạt động của các tế bào lông mao bên trong đường hô hấp, giúp làm loãng đờm và tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.

– Chống co thắt phế quản: Làm giãn cơ trơn phế quản, nhờ đó giúp giảm cơn ho và dễ thở hơn.

– Kháng viêm: Giảm tình trạng viêm nhiễm ở đường hô hấp và làm dịu cơn đau rát họng, ho.

Như vậy, sử dụng thuốc ho prospan có thể giúp giảm nhanh các cơn ho, cải thiện sự thoải mái và giảm các triệu chứng khó chịu từ các vấn đề ho và hô hấp. Từ đó giúp quá trình phục hồi được dễ dàng hơn.

1.3. Cơ chế trị ho của prospan

Cơ chế trị ho của prospan được thể hiện như sau: Một mặt, thuốc hóa lỏng dịch nhầy bị ứ đọng trong phế quản và làm chúng long ra dễ dàng hơn mỗi khi ho. Sau đó loại bỏ đờm ra khỏi cơ thể. Mặt khác, thuốc ho prospan có tác dụng chống co thắt cơ phế quản làm mở rộng đường thở, giúp bạn có thể hít thở dễ dàng. Theo đó, cơn ho do đường thở sẽ được chấm dứt.

Điều này cũng lý giải vì sao sau khi uống thuốc ho, bạn sẽ có hiện tượng ho nhiều hơn. Đây là phản ứng cần có nhằm tống đờm và các dị vật ra ngoài, giúp bạn dễ thở hơn và sẽ dứt ho nhanh chóng.

2. Những ai có thể sử dụng thuốc ho prospan?

Thuốc ho prospan có tác dụng tiêu nhầy, giảm ho, giảm co thắt. Nên thuốc thường được dùng trong các trường hợp bị viêm đường hô hấp cấp có kèm theo biểu hiện ho và điều trị các triệu chứng do các bệnh lý viêm phế quản thể mạn tính.

Tùy theo dạng bào chế của thuốc ho sẽ phù hợp với những đối tượng dùng cụ thể theo thông tin từ nhà sản xuất như sau:

– Prospan dạng viên ngậm và dung dịch uống: Dùng cho trẻ em từ 06 tuổi trở lên và người lớn.

– Prospan dạng siro: Dùng cho trẻ nhỏ từ độ tuổi sơ sinh, đối tượng thanh thiếu niên và người lớn.

Thuốc ho dùng được cho cả trẻ sơ sinh

Thuốc ho prospan dạng siro dùng được cho cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

3. Những câu hỏi về thuốc ho prospan được quan tâm

3.1. Thuốc ho prospan có được chỉ định dùng cho bà bầu không?

Thành phần của loại thuốc ho prospan được đánh giá là lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, mức độ an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai vẫn chưa được xác định bằng bất kỳ nghiên cứu hay chứng minh lâm sàng nào. Do vậy, nếu muốn dùng thuốc cho bà bầu cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

3.2. Nên uống thuốc vào thời điểm trước hay sau ăn?

Thuốc ho prospan nên được uống sau khi ăn. Điều này sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ thuốc từ cơ thể cũng như tránh được các hoạt chất có trong thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày. Lưu ý, khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ, mẹ cần lưu ý không nên để bé ăn quá no để hạn chế tối đa khả năng nôn trớ.

3.3. Nên dùng thuốc trong bao lâu?

Nên sử dụng thuốc ít nhất trong khoảng 7 ngày liên tiếp. Ngay cả khi các triệu chứng đã được thuyên giảm cũng cần duy trì uống đều đặn. Nếu sau 7 ngày sử dụng mà các triệu chứng ho, đờm không cải thiện hoặc trở nên nặng hơn, bạn cần ngừng sử dụng thuốc và tiến hành thăm khám bác sĩ ngay.

Lưu ý khi sử dụng thuốc ho

Bạn cần uống thuốc đúng liều và đúng theo hướng dẫn để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

3.4. Khi uống thuốc cần lưu ý gì để phát huy tốt hiệu quả của thuốc?

Để phát huy tốt hiệu quả của thuốc, bạn hãy lưu ý những yêu cầu sau đây:

– Đầu tiên, bạn hãy tuân thủ đúng về liều lượng và hướng dẫn sử dụng thuốc theo thông báo của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

– Uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp làm loãng đờm và việc tống xuất đờm ra ngoài sẽ dễ dàng hơn.

– Nghỉ ngơi đầy đủ.

– Ăn uống điều độ.

– Tránh thức khuya.

– Tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi, có hóa chất và các loại chất dễ gây kích ứng.

– Súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm hoặc nước chanh pha loãng với mật ong. Việc làm này sẽ giúp làm dịu cơn đau rát họng.

3.5. Có thể pha prospan cùng với các loại nước khác không?

Nhiều mẹ có ý tưởng pha thuốc ho với sữa hoặc nước trái cây để trẻ dễ uống hơn. Tuy nhiên, việc làm này là điều không nên. Khi bạn pha prospan cùng với các loại nước khác có thể làm phá vỡ cấu trúc phân tử của thuốc, làm giảm đi chất lượng điều trị của thuốc. Ngoài ra, nếu pha không đúng có thể khiến trẻ bị đầy bụng hoặc dễ bị tiêu chảy.

Prospan có vị ngọt tự nhiên, dễ uống nên mẹ hãy yên tâm để trẻ uống một cách tự nhiên theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thuốc ho prospan là lựa chọn an toàn giúp bạn nhanh chóng kiểm soát và thoát khỏi cơn ho, cải thiện tốt sức khỏe đường hô hấp. Để phát huy tốt hiệu quả cũng như đảm bảo tính an toàn khi sử dụng, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn về đúng loại thuốc và sử dụng đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital