Nhiều người khi biết mình có polyp túi mật 5mm thường lo lắng không biết có nguy hiểm không, điều trị như thế nào. Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc.
Menu xem nhanh:
1. Trả lời polyp túi mật 5mm có nguy hiểm không?
Polyp túi mật là những u nhú hình thành bên trong bề mặt niêm mạc túi mật. Polyp túi mật cũng được phân thành nhiều loại khác nhau tùy vào tính chất và kích thước. Theo thống kê, khoảng 90% các loại polyp túi mật là lành tính.
Tuy nhiên, polyp lành tính nếu kích thước lớn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư túi mật. Do đó, tùy theo kích thước và các triệu chứng ban đầu, sẽ có các chỉ định điều trị phù hợp.
Trường hợp polyp 5mm và nếu chưa có triệu chứng gì bất thường thì không cần lo lắng. Với kích thước polyp bé hơn 10mm, thường được chỉ định theo dõi định kỳ qua siêu âm. Nếu không có thay đổi sau khoảng 2 năm về kích thước thì cơ bản an toàn và không cần can thiệp cắt bỏ túi mật.
Ngược lại, nếu trong quá trình thăm khám định kỳ, polyp tăng nhanh về kích thước, xuất hiện các cơn đau, hình ảnh u nhú khác lạ, có thể có sỏi túi mật… khi đó, người bệnh có thể cần phải cắt bỏ túi mật để ngăn chặn nguy cơ polyp ác tính và ảnh hưởng đến sức khỏe các cơ quan khác.
Lưu ý
Mặc dù trước mắt không nguy hiểm nhưng người có polyp kích thước 5mm cũng cần lưu ý đến các vấn đề như ăn uống, luyện tập để ngăn ngừa sự phát triển của polyp, tránh các ảnh hưởng xấu đến chức năng của túi mật và sức khỏe cơ thể.
2. Mắc polyp túi mật 5mm cần làm gì?
Người có polyp túi mật với kích thước 5mm cần thay đổi chế độ ăn uống và chú ý tái khám để phòng tránh nguy cơ diễn tiến thành ung thư túi mật cũng như các biến chứng nguy hiểm khác.
2.1. Lưu ý về chế độ ăn uống cho người bị polyp túi mật 5mm
Sự xuất hiện của polyp túi mật có liên quan nhiều đến việc bổ sung dinh dưỡng hằng ngày. Người mắc cần lưu ý bổ sung đủ 4 nhóm dưỡng chất, hạn chế một số chất để làm giảm áp lực cho túi mật, giúp túi mật khỏe mạnh hơn.
Nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng tốt nhất dành cho người có polyp túi mật kích thước 5mm là:
– Tăng cường bổ sung các loại rau củ quả và trái cây tươi, đặc biệt là các loại rau có lá màu xanh đậm, quả cam, cà rốt… Những thực phẩm này đều là nguồn bổ sung dồi dào vitamin và khoáng chất, đồng thời cũng có lợi cho quá trình trao đổi chất, tốt cho sức khỏe túi mật.
– Người bệnh nên ăn các loại thịt nạc, thịt trắng như thịt gà…
– Uống sữa tách béo và sữa không đường
– Có thể thay thế gạo thường bằng gạo lứt, ngũ cốc nguyên chất
– Tăng cường bổ sung chất xơ
– Thay thế dầu động vật bằng dầu thực vật
– Tăng cường các loại quả hạch tốt như hạt óc chó, quả bơ, dầu ô liu…
Không nên ăn gì?
Ngoài những loại thực phẩm cần bổ sung, người có polyp túi mật cũng cần kiêng cữ hoặc hạn chế sử dụng đối với danh sách các loại thực phẩm như sau:
– Sữa nhiều đường và chất béo: Bạn không nên sử dụng loại sữa này vì có thể gây ảnh hưởng đến túi mật, khiến túi mật bị kích thích, gây chướng bụng, khó tiêu, đau mạn sườn phải.
– Kiêng ăn lòng đỏ trứng gà vì trong lòng đỏ có nhiều cholesterol có thể làm gia tăng kích thước polyp trong túi mật
– Các loại đồ uống như rượu bia, chất kích thích cần loại bỏ ngay vì cực kỳ có hại cho sức khỏe gan mật
– Socola cũng nằm trong danh sách hạn chế vì socola có thể khiến túi mật hoạt động mạnh, gây khó tiêu, đồng thời làm polyp phát triển hơn.
– Đối với cà phê, người bệnh không cần kiêng cữ tuyệt đối nhưng mỗi ngày chỉ nên dùng 1 tách và nên bỏ ít đường và sữa.
– Danh sách các thức ăn như thịt mỡ, đồ xào rán, thức ăn nhanh cũng cần cắt giảm hết mức để ngăn ngừa ảnh hưởng xấu đến túi mật.
2.2. Lưu ý về thăm khám và tập luyện khi bị polyp túi mật 5mm
Người có polyp dù lành tính cũng đừng quên thăm khám định kỳ theo lịch và thực hiện siêu âm để theo dõi kích thước. Theo khuyến khích, các trường hợp cần siêu âm 6 tháng hoặc 1 năm/1 lần bao gồm:
– Người có polyp túi mật < 5mm, không có dấu hiệu bất thường của ác tính nhưng người mắc tuổi đã cao, có tiền sử bị viêm xơ túi mật, thành túi mật dày…
– Người có polyp túi mật kích thước 5mm, có các dấu hiệu bất thường chưa xác định lành tính hay không.
– Đặc biệt, người có polyp túi mật kích thước từ 6 – 9mm, không có dấu hiệu bất thường nhưng có các yếu tố nguy cơ thì cần siêu âm từ 3 – 6 tháng/1 lần.
Ngoài chế độ ăn uống, việc tập luyện cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển của polyp túi mật. Cần duy trì chế độ tập luyện với các bài tập nhẹ hằng ngày như đi bộ đạp xe, thư giãn cơ thể.
Polyp túi mật 5mm dù kích thước nhỏ nhưng người mắc cũng không nên lơ là chủ quan. Một phần nhỏ polyp có thể tiến triển thành ung thư, nếu không phát hiện kịp sẽ di căn đến các bộ phận khác. Đừng quên đọc kỹ các lưu ý dành cho người mắc polyp túi mật và thực hành ngay hôm nay để luôn khỏe mạnh mỗi ngày.