Phẫu thuật nội soi cắt túi mật nên biết điều này

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Cắt túi mật là phẫu thuật đơn giản nhằm loại bỏ túi mật, tuy nhiên, điều này cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy người bệnh phẫu thuật nội soi cắt túi mật nên biết điều này để bảo vệ tốt cho sức khỏe.

1. Quy trình phẫu thuật nội soi cắt túi mật như thế nào?

Phẫu thuật nội soi cắt túi mật là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện để loại bỏ túi mật điều trị các bệnh lý như sỏi mật, viêm túi mật cấp tính, sỏi túi mật, viêm teo túi mật, u túi mật…

Trước khi bước vào ca mổ, người bệnh sẽ được khám lâm sàng, tìm hiểu về bệnh sử và thực hiện một số xét nghiệm (xét nghiệm máu, siêu âm túi mật …) để đảm bảo có đủ sức khỏe để lên bàn mổ.

Nội soi cắt túi mật là phương pháp tối ưu điều trị sỏi túi mật

Nội soi cắt túi mật là phương pháp tối ưu điều trị sỏi túi mật

Ngoài ra cần thông báo cho bác sĩ biết nếu đang dùng bất cứ loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc tự kê đơn và thảo dược. Người bệnh có thể sẽ phải tạm ngừng sử dụng một số loại thuốc nhất định trước khi phẫu thuật.

2. Cần thay đổi chế độ ăn uống sau cắt túi mật

Sẽ cần một sự cải cách nhỏ trong chế độ ăn sau cắt túi mật để hạn chế các biến chứng trên đường tiêu hóa, cũng như phòng ngừa nguy cơ sỏi mật tái phát.
Những ngày đầu sau mổ, bạn nên chia nhỏ bữa ăn, lựa chọn đồ ăn mềm và dễ tiêu hóa, hạn chế ăn thực phẩm có nhiều chất béo.

Nếu bạn cảm thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên đường tiêu hóa như chứng khó tiêu, đầy bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy, bạn cần những lời khuyên cụ thể hơn:

Chế độ ăn uống cho người cắt túi mật

Chế độ ăn uống cho người cắt túi mật

–    Hạn chế đồ uống có chứa cafein như cà phê, trà, socola

–    Hạn chế tối đa đồ ăn cay, nóng, đồ ăn nhiều chất béo

–    Ăn tăng cường chất xơ gồm: trái cây tươi, rau quả, gạo lứt, mì, các loại hạt, yến mạch…

Các tác dụng này thường chỉ kéo dài khoảng một vài tuần sau cắt túi mật, nhưng ở một số đối tượng, tình trạng này có thể kéo dài.

3. Cần dự phòng tái phát sỏi sau cắt túi mật

Theo các chuyên gia tiêu hóa, có tới 30 – 50% trường hợp sỏi mật tái phát sau phẫu thuật. Bởi sự hình thành sỏi mật là một quá trình phức tạp, việc cắt túi mật chưa thể tác động vào nguyên nhân gây sỏi.

Người bệnh sau phẫu thuật nội soi cắt túi mật cần tái khám theo đúng lịch hẹn

Người bệnh sau phẫu thuật cắt túi mật cần tái khám theo đúng lịch hẹn

Do đó, sau cắt túi mật, người bệnh cần có những biện pháp dự phòng từ sớm, đồng thời hạn chế rủi ro gặp phải các biến chứng sau phẫu thuật. Để làm được điều này, ngoài chế độ ăn, tập luyện, thì cần có những giải pháp tác động đồng bộ và toàn diện lên hệ thống gan mật. Đó chính là phải tăng cường chức năng gan để lợi mật, tăng vận động đường mật để hạn chế ứ đọng dịch mật, kháng khuẩn và kháng viêm.

Người bệnh cần tái khám thường xuyên theo đúng lịch hẹn để được bác sĩ theo dõi chẩn đoán và điều trị kịp thời hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital