Phẫu thuật hở lợi: Phương pháp thực hiện, chi phí điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Hở lợi ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ khiến mọi người luôn cảm thấy tự tin trong giao tiếp. Trong nhiều trường hợp, hở lợi còn là dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng đang bị đe dọa. Điều trị phẫu thuật hở lợi là vô cùng cần thiết, giúp mọi người có thể sở hữu nụ cười tự tin và hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa.

1. Thế nào là bị hở lợi?

Hở lợi là tình trạng lộ lợi quá nhiều, trên 3mm thường gặp ở nhiều người khi cười, nói. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hở lợi thường gặp ở mọi người hiện nay như:

– Răng mọc không hoàn toàn, chậm mọc răng thụ động khiến một phần răng nằm sâu trong lợi. Hình thể giải phẫu của răng không tương ứng với chiều cao, chiều rộng của thân răng hoặc răng ngắn quá mức khiến lợi bị hở khi cười.

– Lợi phát triển quá mức do viêm lợi, do nắn chỉnh răng hoặc tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc kéo dài.

– Các răng cửa hàm trên bị lún xuống khiến lợi bị hở nhiều hơn bình thường.

– Xương hàm phát triển quá mức xuống phía dưới, đôi khi vồng lên vùng dưới môi làm cho lợi bị hở nhiều mỗi khi mở miệng.

Hở lợi là tình trạng lộ lợi quá nhiều, trên 3mm thường gặp ở nhiều người khi cười, nói.

Hở lợi là tình trạng lộ lợi quá nhiều, trên 3mm thường gặp ở nhiều người khi cười, nói.

Hở lợi cũng được chia thành các mức độ nhằm giúp bác sĩ nha khoa có thể đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của từng người như phẫu thuật lợi, điều trị không phẫu thuật. Mức độ cười hở lợi thường được chia thành 4 cấp bậc như sau:

– Hở lợi mức độ nhẹ: Biểu hiện khi cười mô nướu nhiều hơn 3mm và ít hơn 25% chiều dài răng;

– Hở lợi mức độ trung bình: Biểu hiện khi cười, mô nướu nhiều hơn 25% và ít hơn 50% chiều dài của răng;

– Hở lợi mức độ nặng: Biểu hiện khi cười, mô nướu nhiều hơn 50% và ít hơn 100% chiều dài của răng;

– Hở lợi mức độ rất nặng: Biểu hiện khi cười, mô nướu hiện nhiều hơn 100% chiều dài của răng.

2. Nguyên tắc điều trị hở lợi

2.1. Điều trị lợi hở không cần phẫu thuật

Với mức độ hở lợi khoảng từ 1mm đến 2mm, bác sĩ có thể điều trị cho người bệnh bằng việc niềng răng, kết hợp đánh lún. Cách điều trị này áp dụng cho đối tượng bị khớp cắn sâu, hàm trên trùm xuống hàm dưới khiến lợi bị hở nhiều. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định niềng răng chỉnh nha, gắn thêm các minivis để đánh lún răng. Phương pháp điều trị không phẫu thuật lợi có tác dụng dịch chuyển răng, giảm khoảng cách giữa vành môi tới cổ răng, khắc phục tình trạng hở lợi.

Tùy theo tình trạng và sự đáp ứng điều trị của từng người, thời gian điều trị có thể kéo dài từ 6 tháng cho tới 24 tháng.

2.2. Phẫu thuật hở lợi tái tạo nụ cười

Với những trường hợp có mức độ độ hở lợi > 3mm, bác sĩ sẽ chỉ định cắt viền nướu kết hợp làm dài thân răng. Khi chỉ định phẫu thuật lợi hở, bác sĩ sẽ loại bỏ mô lợi thừa, kéo dài thân răng. Với phương pháp này, răng và lợi được cải thiện về sự tương quan, cải thiện hiệu quả tình trạng hở lợi chỉ trong thời gian ngắn. Phẫu thuật hở lợi không gây đau đớn, chảy máu, thời gian lành vết thương nhanh chóng.

Với những trường hợp hở lợi > 3mm, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hở lợi bằng việc cắt viền nướu kết hợp làm dài thân răng

Với những trường hợp hở lợi > 3mm, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hở lợi bằng việc cắt viền nướu kết hợp làm dài thân răng

Bên cạnh đó, phương pháp phẫu thuật xương hàm cũng thường được áp dụng trong trường hợp người bệnh gặp phải tình trạng xương ổ răng và lợi phát triển quá mức. Bác sĩ sẽ chỉ định cắt tiền định hàm, đẩy hàm lùi vào trong, đẩy lên trên rồi cố định lại bằng vít. Sau khi phẫu thuật, hàm có độ tương xứng hơn, hạn chế hiệu quả tình trạng hô và hở lợi. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ mất khoảng vài tuần để phục hồi và chi phí thực hiện thường cao hơn phẫu thuật cắt viền nướu.

3. Quy trình phẫu thuật khắc phục hở lợi

Để khắc phục tình trạng hở lợi, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa. Tùy thuộc vào mức độ hở lợi, bác sĩ sẽ xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp, hạn chế xâm lấn nhất có thể để bảo toàn sức khỏe răng miệng cho mọi người. Quy trình điều trị hở lợi thường được áp dụng tại các nha khoa bao gồm các bước chính sau đây:

– Bước 1: Thăm khám với bác sĩ nha khoa để xác định tình trạng hở lợi, tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của từng người.

– Bước 2: Vệ sinh khoang miệng để loại bỏ các tác nhân có thể gây viêm nhiễm trong quá trình phẫu thuật. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ hoặc gây mê tùy thuộc vào phương pháp điều trị được chỉ định ở bước 1.

– Bước 3: Thực hiện phẫu thuật điều trị hở lợi với phương pháp đã được chỉ định tại phòng phẫu thuật vô khuẩn của bệnh viện.

– Bước 4: Vệ sinh lại răng miệng, kết thúc quá trình điều trị và tư vấn cách chăm sóc răng miệng tại nhà cho người bệnh.

Điều trị hở lợi cần được thực hiện tại nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng

Điều trị hở lợi cần được thực hiện tại nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng

4. Chi phí phẫu thuật lợi hở bao nhiêu tiền?

Tùy thuộc vào phương pháp điều trị mà người bệnh sẽ phải chi trả các mức chi phí khác nhau. Hiện nay, chi phí phẫu thuật lợi hở thường dao động từ vài triệu cho tới hàng chục triệu đồng.

Tình trạng hở lợi càng nghiêm trọng thì chi phí thực hiện cũng sẽ cao hơn. Ngoài ra, tại một số cơ sở nha khoa, người bệnh có thể phải chi trả thêm cho các khoản phí khám, phí tư vấn, chăm sóc hậu phẫu…

Phẫu thuật hở lợi là kỹ thuật phức tạp, yêu cầu thực hiện dựa trên trang thiết bị hiện đại bởi bác sĩ nha khoa lành nghề. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ dẫn tới biến chứng trong và sau quá trình điều trị. Do vậy, người bệnh nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để có thể bảo toàn sức khỏe răng miệng của bản thân.

Phẫu thuật hở lợi là giải pháp hữu ích trong việc khắc phục tình trạng hở lợi, giúp mọi người có thể sở hữu nụ cười tự tin. Bạn có nhu cầu thực hiện phẫu thuật điều trị hở lợi, hãy liên hệ ngay tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn kịp thời với bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital