Nước bọt có máu – Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng

Tham vấn bác sĩ

Nước bọt có máu có thể do vấn đề trong hệ thống tiêu hóa hoặc đường hô hấp. Nó có thể là dấu hiệu của một chấn thương nhỏ, nhiễm trùng nhưng cũng có thể là một tình trạng nghiêm trọng như ung thư – bệnh lý đòi hỏi phải được chẩn đoán và điều trị sớm. Vì vậy đừng bỏ qua bài viết phân tích chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu đi kèm, biến chứng và cách xử trí khi gặp tình trạng này.

1. Nguyên nhân bị nước bọt có máu

Phát hiện nước bọt lẫn ít máu có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho nhiều người tuy nhiên cũng có khi chỉ là tình trạng bình thường, không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe. Máu lẫn trong nước bọt có thể đến từ đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp và mức độ nghiêm trọng cũng tùy thuộc vào nguyên nhân.

Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra nước bọt có máu:
Vấn đề ở hệ tiêu hóa:

  • Viêm thực quản
  • Viêm dạ dày
  • Viêm nướu răng
  • Loét miệng
  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Nhổ răng hoặc làm răng trong thời gian gần đây
nguyên nhân dẫn đến nước bọt có máu

Máu lẫn trong nước bọt có thể đến từ đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp và mức độ nghiêm trọng cũng tùy thuộc vào nguyên nhân.

Vấn đề về hệ hô hấp:

  • Viêm phế quản
  • Suy tim sung huyết dẫn đến máu bị rò rỉ qua phổi
  • Viêm phổi
  • Tràn khí màng phổi
  • Mắc bệnh lao phổi

Một số nguyên nhân ít gặp hơn nhưng nghiêm trọng và có thể đe dọa mạng sống như:

  • Ung thư ở miệng
  • Ung thư thực quản
  • Giãn tĩnh mạch thực quản
  • Ung thư dạ dày
  • Ung thư phổi
  • Ung thư vòm họng
  • Chấn thương bên trong và chảy máu liên quan đến các cơ quan tiêu hóa hoặc đường hô hấp
  • Chứng phù phổi do suy tim sung huyết

2. Triệu chứng và biến chứng của nước bọt có máu

Có nhiều triệu chứng khác nhau xuất hiện cùng tình trạng nước bọt có máu, tùy thuộc vào nguyên nhân.
Với vấn đề tiêu hóa, các triệu chứng này có thể là:

  • Đau bụng
  • Chướng bụng, đầy hơi
  • Vệt máu trong phân
  • Phân có máu
  • Tiêu chảy
  • Chảy máu từ trực tràng
  • Nôn ra máu đỏ tươi hoặc màu đen như cà phê
triệu chứng đi kèm với hiện tượng nước bọt có máu và biến chứng

Nếu tình trạng nước bọt có máu liên quan tới các vấn đề ở hệ tiêu hóa, người bệnh có thể có những triệu chứng khác như đau bụng, đầy hơi…

  • Choáng váng hay chóng mặt
  • Ngủ lịm, ngất xỉu
  • Mệt mỏi
  • Da tái xanh

Nếu là tình trạng đe dọa tính mạng, các triệu chứng kèm theo này có thể ở mức độ nghiêm trọng như:

  • Mất ý thức
  • Chóng mặt
  • Khó thở, thở khò khè
  • Không thở nổi
  • Nghẹn
  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn ra máu tươi hoặc màu đen như cà phê

Khi phát hiện có những triệu chứng này xuất hiện cùng tình trạng nước bọt có lẫn máu, hãy nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức để tránh các biến chứng tiềm năng.

Các biến chứng của nước bọt có lẫn máu thường là do những bệnh lý nghiêm trọng gây ra và thường là:

  • Số lượng tế bào máu đỏ rất thấp hoặc thiếu máu
  • Sốc tuần hoàn
  • Cần phải truyền máu
  • Ung thư đã lan rộng ra các cơ quan khác
  • Nhiễm trùng đã lan rộng
điều trị nước bọt có máu

Nên đi khám để kiểm tra ngay nếu phát hiện thấy có máu trong nước bọt trong hơn 1 tuần hoặc khi tình trạng này tái phát liên tục hoặc ngày càng nghiêm trọng hơn theo thời gian.

3. Nên làm gì?

Nước bọt có máu có thể chỉ là tình trạng bình thường nhưng cũng có trường hợp là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Nên đi khám để kiểm tra ngay nếu phát hiện thấy có máu trong nước bọt trong hơn 1 tuần hoặc khi tình trạng này tái phát liên tục hoặc ngày càng nghiêm trọng hơn theo thời gian. Tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay khi có những triệu chứng khác như xanh xao, đau ngực, sút cân, sốt cao, đổ mồ hôi đêm, thiếu máu, khó thở và đau dai dẳng.
Nếu không được điều trị, trường hợp nặng có thể là khạc hoặc nôn ra máu dẫn tới một tình trạng đe dọa tính mạng.  Gọi cấp cứu hoặc đi đến bệnh viện khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như khó thở, nôn ra máu (tươi hoặc đen), đau bụng dữ dội hoặc mất ý thức.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital