Nồng độ cholesterol bao nhiêu là khỏe mạnh?

Kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu là chỉ định cần thiết khi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Vậy nồng độ cholesterol bao nhiêu là khỏe mạnh? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin hữu ích về vấn đề này.

Nồng độ cholesterol bao nhiêu là khỏe mạnh?

Chỉ số cholesterol trong máu bao gồm cholesterol LDL, cholesterol HDL 

Cholesterol LDL được xem là cholesterol “xấu” bởi sự tăng cao của nó có thể làm xuất hiện các mảng bám trong lòng động mạch. Điều này gây ra cục máu đông cùng nhiều căn bệnh về tim rất nguy hiểm.

Mức độ cholesterol LDL tối ưu là dưới 100 mg/dL. Mức độ cholesterol LDL được coi là bình thường nếu dao động từ 100 – 129 mg/dL. Từ 130 mg/dL trở đi, nồng độ cholesterol LDL sẽ được coi là cao.

Chỉ số cholesterol cảnh báo tình hình sức khỏe của bạn

Chỉ số cholesterol cảnh báo tình hình sức khỏe của bạn

Trái lại với cholesterol LDL, cholesterol HDL là cholesterol “tốt”, nó giúp vận chuyển cholesterol LDL ra khỏi máu, từ đó giúp phòng ngừa bệnh tim. Mức độ cholesterol HDL tối ưu nên từ 60 mg/dL trở lên, dưới 40 mg/dL là quá thấp.

Ngoài ra, còn có một chỉ số nữa bạn cần quan tâm, đó là tổng mức cholesterol trong máu (mức cholesterol tổng thể). Mức tối ưu của cholesterol tổng thể nên dưới 200 mg/dL. Nếu từ 200 mg/dL trở lên, bạn sẽ được coi là người có nồng độ cholesterol cao.

Làm thế nào để duy trì nồng độ cholesterol tốt cho sức khỏe?

Theo các chuyên gia, có thể tăng lượng cholesterol tốt mà không cần đến thuốc bằng cách áp dụng một số lưu ý sau:

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống là một trong số những cách đơn giản để giảm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt. Tập thể dục thường xuyên, mỗi ngày khoảng 30 phút với những bài tập vừa sức và cường độ vừa phải sẽ giúp tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể.

Kiểm soát chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng đến lượng cholesterol tốt và xấu vào trong cơ thể. Để tăng lượng Cholesterol tốt trong cơ thể, người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm như các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá bơn và cá thu được biết đến là những nguồn thực phẩm giàu axit béo omega-3.

Thay đổi lối sống, tăng cường tập luyện thể dục thể thao thường xuyên ngừa nguy cơ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu

Thay đổi lối sống, tăng cường tập luyện thể dục thể thao thường xuyên ngừa nguy cơ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu

Kiểm soát cân nặng ở mức lí tưởng

Nếu bạn thừa cân hay béo phì thì giảm cân cũng là một bước trong việc giảm cholesterol xấu và gia tăng cholesterol tốt. Để thành công trong việc giảm cân, hãy tạo một kế hoạch kết hợp với những thói quen cần thay đổi hàng ngày và tránh những chế độ ăn chạy theo mốt nhất thời. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để giảm cân hữu hiệu hơn.

Thăm khám kiểm tra nồng độ cholesterol định kỳ

Chỉ số cholesterol tăng cao có thể âm thầm gây ảnh hưởng đến sức khỏe không gây nên triệu chứng rõ ràng vì vậy người bệnh cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nồng độ cholesterol để kiểm soát tốt chỉ số này hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital