Nội soi dạ dày qua đường mũi là gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Phương pháp nội soi dạ dày qua đường mũi giúp phát hiện sớm các tổn thương ác tính liên quan đến ung thư. Đặc biệt, phương pháp này không đau, không buồn nôn, độ chính xác cao. Dưới đây là các thông tin cơ bản về nội soi dạ dày qua đường mũi.

1. Nội soi dạ dày qua đường mũi là gì?

Nội soi dạ dày đường mũi là phương pháp thăm khám dạ dày bằng cách đưa ống soi kích thước nhỏ qua đường mũi xuống thực quản đến dạ dày – hành tá tràng, tá tràng để quan sát tổn thương, làm xét nghiệm vi khuẩn HP và quan sát tổn thương nếu có.

Nội soi dạ dày qua đường mũi giúp chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến dạ dày - tá tràng

Nội soi dạ dày qua đường mũi giúp chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến dạ dày – tá tràng

Nội soi dạ dày đường mũi được đánh giá là tương đối an toàn, hiệu quả, không đau, ít kích thích hơn, nhờ đó làm tăng khả năng chịu đựng của người bệnh. Thời gian nội soi là khoảng 15 phút.

2. Ai cần nội soi dạ dày đường mũi?

Bất cứ ai khi nghi ngờ các triệu chứng sau đây, nội soi đường mũi là phương pháp nên được thực hiện nhằm chẩn đoán sớm và phòng ngừa biến chứng bệnh tiêu hóa:

Đau thượng vị, buồn nôn sau khi ăn

– Đau ngực sau khi đã kiểm tra tim mạch bình thường

– Mắc hội chứng kém hấp thu

– Giảm cân không rõ nguyên nhân

– Nôn ra máu, thiếu máu hoặc đi ngoài ra phân đen

– Ợ chua, ợ hơi, chậm tiêu

– Nuốt nghẹn

– Tiền sử dùng thuốc chống viêm, giảm đau, gây đau thượng vị

– Cắt 2/3 dạ dày sau 10 năm

– Bệnh polyp gia đình

Nội soi đường mũi có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán sớm các bệnh lý đường tiêu hóa.

Nội đường mũi có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán sớm các bệnh lý đường tiêu hóa.

3. Đánh giá phương pháp nội soi dạ dày đường mũi 

3.1 Ưu điểm của nội soi dạ dày qua đường mũi

Không có cảm giác khó chịu, buồn nôn

Đây cũng chính là lý do đầu tiên khiến nhiều người bệnh lựa chọn nội soi dạ dày đường mũi. Thay vì đi qua vùng hầu họng như nội soi thông thường, ống nội soi đi qua đường mũi sẽ không chạm vào lưỡi gà, không gây cảm giác buồn nôn, khó chịu. Từ đó giảm thiểu tối đa những khó chịu mà bệnh nhân gặp phải trong quá trình thực hiện nội soi.

Không cần gây mê

Phương pháp nội soi dạ dày đường mũi không cần thực hiện gây mê nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm về tính an toàn. Đây cũng là hình thức nội soi được các bác sĩ khuyên dùng đối với các bệnh nhân đang gặp phải các vấn đề về hô hấp, huyết áp, bệnh tim mạch… Trong suốt quá trình nội soi, huyết áp, nhịp tim của người bệnh luôn được đảm bảo duy trì ổn định. Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo, có thể trao đổi bình thường với bác sĩ trong suốt quá trình nội soi. 

Tiết kiệm thời gian

Nội soi đường mũi chỉ mất 15 phút để phát hiện các tổn thương đường tiêu hóa, tiết kiệm thời gian hơn hầu hết các phương pháp nội soi khác. Ngoài ra, do không phải gây mê, người bệnh không mất thời gian tỉnh mê, hồi phục sau nội soi cũng nhanh hơn. 

3.2 Nhược điểm của nội soi dạ dày qua đường mũi

Không phù hợp với bệnh nhân có bệnh lý vùng mũi

Những bệnh nhân có bệnh lý khoang mũi, hẹp khe mũi sẽ không được chỉ định áp dụng được phương pháp này.

Không thể tiến hành loại bỏ tổn thương tại chỗ

Trong quá trình nội soi phát hiện ra các tổn thương cần làm thủ thuật như: cắt polyp, lấy dị vật, cầm máu… bác sĩ sẽ không thể tiến hành xử lý ngay lập tức mà cần chuyển qua nội soi đường miệng để thực hiện. Đây cũng được đánh giá là nhược điểm lớn nhất của phương pháp nội soi này. 

Chi phí cao

Thông thường, chi phí nội soi dạ dày đường mũi sẽ cao hơn so với nội soi dạ dày đường miệng.  

Để biết đâu là phương pháp nội soi phù hợp nhất với tình trạng của mình, người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám và lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. 

4. Chuẩn bị trước và sau khi nội soi

4.1 Trước nội soi

Không dùng chất kích thích, không ăn những đồ xơ cứng trước ngày soi

Tối hôm trước không uống các loại đồ uống có ga, có màu …

Nội soi buổi sáng phải nhịn ăn trước 6 tiếng

Nội soi buổi chiều phải nhịn ăn trưa

Trước nội soi 2 tiếng không được uống nước

4.2 Sau khi nội soi

Người bệnh nên nghỉ ngơi một thời gian trước ra về để hạn chế nguy cơ bị chóng mặt sau nội soi. 

Nên tránh ăn uống ngay sau khi nội soi, ít nhất cho đến khi có đánh giá từ bác sĩ. 

Đồ ăn người bệnh sử dụng sau nội soi nên là dạng thức ăn mềm, lỏng, thân thiện với dạ dày và hạn chế tối đa thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ… 

Nếu bạn cảm thấy bị chướng bụng, đầy hơi sau nội soi thì hãy cứ yên tâm vì đó là hiện tượng bình thường và không nên quá lo lắng. 

Ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu sau khi nội soi như cháo, súp, canh...

Ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu sau khi nội soi như cháo, súp, canh…

5. Nên thực hiện nội soi đường mũi ở đâu?

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội, số lượng các bệnh viện có dịch vụ nội soi dạ dày đường mũi không nhiều. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc địa chỉ 286 Thụy Khuê là một trong số ít địa chỉ có thực hiện nội soi dạ dày qua đường mũi uy tín được nhiều người lựa chọn.

Tại Bệnh viện Thu Cúc, nội soi dạ dày qua đường mũi được triển khai với hệ thống máy nội soi hiện đại CV-170-Olympus Nhật Bản, phóng đại hình ảnh với dải sáng phổ hẹp NBI. Đây là kỹ thuật mới hiện nay, có độ tương phản tốt của hình ảnh mô và niêm mạc, giúp bác sĩ nhận biết các biến đổi bất thường trong cấu trúc bề mặt và mạng lưới mạch máu nằm trong niêm mạc. Đặc biệt, chi phí nội soi được áp dụng thanh toán bảo hiểm, vì vậy mức giá có thể phù hợp với mọi đối tượng người bệnh.

Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 55 88 92 để được giải đáp.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital