Nội soi bàng quang có đau không?

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu
Thưa bác sĩ, gần đây tôi thường thấy hơi buốt rát khi đi tiểu. Nước tiểu thì đục và nặng mùi. Tôi tìm hiểu thì biết đó có thể là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường tiết niệu và cần khám bằng nội soi bàng quang. Xin hỏi bác sĩ, nội soi bàng quang có đau không? Quá trình thực hiện nội soi bàng quang diễn ra thế nào? (Lê Thị Lương – Hưng Yên).

Trả lời:

Xin chào chị Lê Thị Lương. Trước hết bệnh viện Thu Cúc cảm ơn chị đã tin tưởng gửi thắc mắc về nhờ các bác sĩ bệnh viện chúng tôi giải đáp. Về vấn đề chị quan tâm: nội soi bàng quang có đau không? Quá trình thực hiện nội soi bàng quang diễn ra thế nào?, chúng tôi giải đáp tới chị như sau:

Nội soi bàng quang có đau không?

 Việc tác động bằng ống nội soi vào bàng quang sẽ gây ra khó chịu, cảm giác đau nhất định cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu được cho dùng thuốc làm trơn, thuốc tê, người được nội soi sẽ hạn chế tối đa cảm giác đau.

Quá trình thực hiện nội soi bàng quang diễn ra như sau: Trước hết, người được nội soi bàng quang sẽ được hướng dẫn tư thế nằm thuận tiện cho việc tiến hành nội soi. Đó là tư thế nằm ngửa trên giường khám, gác hai chân lên tương tự như phụ nữ khám tử cung
Sau đó, bác sĩ bơm chất làm trơn vào ống dẫn tiểu của người bệnh. Việc này chỉ khiến bệnh nhân cảm thấy lạnh một chút. Trong chất làm trơn này có chứa thành phần thuốc tê. Sau đó vài phút, người bệnh sẽ không còn cảm thấy đau dù bị tác động vào khu vực bàng quang.

Khi nào cần nội soi bàng quang?

Phương pháp chẩn đoán bằng nội soi bàng quang thường áp dụng khi người bệnh bị, nhiễm trùng đường tiểu, bàng quang. Đặc biệt, phụ nữ bị rất hay mắc phải tình trạng này. Khi có triệu chứng tiểu buốt, tiểu rát, nước tiểu đục, mùi khai nồng, dịch âm đạo hoặc dương vật đổi màu và có mùi khó chịu, đau bụng dưới, người bệnh nên đi khám. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định nội soi bàng quang.

Ngoài các biện pháp điều trị cần thiết như dùng thuốc kháng sinh đúng liều lượng, người bệnh thường được tư vấn uống nhiều nước lọc, khi buồn đi tiểu thì đi ngay, tránh nhịn tiểu để ngăn vi trùng sinh sản. Người bệnh nên giữ ấm vùng bàng quang, tối ngủ có thể đắp bọc nước ấm. Bên cạnh đó cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin để tăng cường sức đề kháng, chống lại vi trùng. Nên kiêng quan hệ tình dục trong thời gian mắc bệnh và đang điều trị

Do đó, chị nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital