Những triệu chứng không nên bỏ qua cảnh báo ung thư dạ dày

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Các triệu chứng ung thư dạ dày thường bị nhầm lẫn với bệnh lý ở đường tiêu hóa thông thường. Vì thế mà nhiều người không phát hiện sớm bệnh, dẫn tới điều trị muộn, cơ hội chữa khỏi không cao.
Dưới đây là những triệu chứng không nên bỏ qua cảnh báo bệnh ung thư dạ dày. Khi gặp phải những dấu hiệu này, bạn cần bình tĩnh tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.

Triệu chứng ung thư dạ dày không nên bỏ qua

Đau bụng

Khi bị bệnh ở đường tiêu hóa thông thường bạn cũng có thể thấy xuất hiện tình trạng đau bụng. Tuy nhiên nếu đau bụng ngày càng nặng và đau nhiều hơn, dùng thuốc giảm đau không thuyên giảm thì bạn cần đi khám ngay. Tùy vào vị trí đau, mức độ cụ thể, bác sĩ sẽ xác định đau bụng có phải do ung thư dạ dày hay do bệnh nào đó ở đường tiêu hóa.

Đau bụng là một trong những triệu chứng cảnh báo ung thư dạ dày mà nhiều người chủ quan

Đau bụng là một trong những triệu chứng cảnh báo ung thư dạ dày mà nhiều người chủ quan

Buồn nôn và nôn

Tình trạng buồn nôn và nôn có thể do ăn phải thực phẩm không phù hợp hoặc do bị bệnh lành tính ở dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản. Tuy nhiên bạn cũng không nên bỏ qua tình trạng này do ung thư dạ dày. Nếu mắc ung thư dạ dày, chất nôn thường có màu đen sẫm như bã cà phê, buồn nôn và nôn kéo dài thậm chí nôn ra máu.

Chán ăn, mệt mỏi

Khi mắc ung thư dạ dày, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi ngay cả lúc đang nghỉ ngơi. Khối u ở dạ dày phát triển khiến bạn có cảm giác chán ăn, đi kèm hiện tượng khó nuốt, dẫn tới cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Đi ngoài phân đen

Tình trạng đi ngoài phân đen có thể do dùng thuốc hoặc chế độ ăn uống. Tuy nhiên nếu đi ngoài phân đen không phải do các nguyên nhân nêu trên thì bạn cần hết sức cảnh giác, vì đây có thể là triệu chứng cảnh báo ung thư dạ dày.

Nếu xuất hiện tình trạng đi ngoài phân đen, bạn cần đi khám ngay

Nếu xuất hiện tình trạng đi ngoài phân đen, bạn cần đi khám ngay

Sụt cân

Khi mắc ung thư dạ dày bạn sẽ thấy cơ thể bị sụt giảm cân nặng mặc dù không áp dụng bất cứ biện pháp giảm cân nào. Nếu thấy tình trạng này bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.

Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày

Ngoài việc căn cứ vào các triệu chứng cảnh báo sớm ung thư dạ dày, bạn cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu khác như:

  • Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư CA 72-4
  • Nội soi dạ dày: đây là thủ thuật thường được thực hiện để chẩn đoán ung thư dạ dày. Bác sĩ sẽ đưa ống nọi soi qua đường miệng hoặc mũi xuống dạ dày nhằm quan sát rõ hơn các tổn thương bên trong dạ dày, phát hiện sớm ung thư.
  • Sinh thiết: trong quá trình nội soi dạ dày bác sĩ có thể lấy mẫu tế bào ở vị trí bất thường để xét nghiệm xác định tính chất của khối u.
  • Chụp CT và siêu âm: giúp bác sĩ xem xét chi tiết hình ảnh bên trong và chẩn đoán liệu ung thư đã di căn hay chưa

Để phát hiện sớm ung thư dạ dày, bạn cần tới các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để tiến hành kiểm tra. Ung thư dạ dày nếu được phát hiện và điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn đầu, tỷ lệ chữa khỏi sẽ cao hơn việc phát hiện và điều trị ở giai đoạn muộn.

Cách điều trị ung thư dạ dày

Tùy vào từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe, giai đoạn bệnh cụ thể của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp. Hiện nay, có 4 phương pháp điều trị ung thư dạ dày thường được áp dụng là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và điều trị nhắm mục tiêu.

Tầm soát ung thư là cách tốt nhất giúp phát hiện sớm bệnh, điều trị kịp thời, tăng cơ hội chữa khỏi (ảnh minh họa)

Tầm soát ung thư là cách tốt nhất giúp phát hiện sớm bệnh, điều trị kịp thời, tăng cơ hội chữa khỏi (ảnh minh họa)

  • Phẫu thuật: tùy vào vị trí xuất hiện khối u, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày.
  • Hóa trị: phương pháp này là sử dụng các loại thuốc hóa chất chống ung thư đặc biệt được tiêm vào cơ thể qua tĩnh mạch hoặc đường uống. Thuốc hóa chất giúp tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại, ngăn ngừa tái phát. Hoặc thu nhỏ kích thước khối u trong trường hợp sử dụng trước phẫu thuật.
  • Xạ trị: thường được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt khối u còn sót lại. Xạ trị có thể kết hợp với hóa chất nhằm giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
  • Điều trị nhắm mục tiêu: là phương pháp sử dụng thuốc hoặc các chất khác để tiêu diệt tế bào ung thư mà không làm hại các tế bào bình thường trong cơ thể.

Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị kịp thời, hiệu quả, bạn cần đi khám ngay khi có triệu chứng cảnh báo ung thư dạ dày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital