Những lưu ý khi thực hiện sàng lọc không xâm lấn Nipt?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Sàng lọc không xâm lấn Nipt là kỹ thuật y học hiện đại, sàng lọc trước sinh giúp xác định nguy cơ sớm bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi và giúp tăng khả năng sinh con khỏe mạnh. Đặc biệt, phương pháp này không gây xâm lấn dựa vào ADN tự do của thai nhi ở trong máu mẹ được ưa chuộng hơn do không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp sàng lọc trước sinh – Nipt cũng nắm được những lưu ý khi sử dụng phương pháp này nhé.

1. Đôi nét về phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn Nipt

1.1 Phương pháp sàng lọc trước sinh – Nipt là gì?

Nipt là phương pháp sàng lọc trước sinh được đánh giá là hiện đại và tiên tiến hiện nay. Mục đích của phương pháp này nhằm xác định nguy cơ cao hay thấp mà thai nhi có thể mắc phải do mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh, bằng cách phân tích ADN tự do của thai nhi. Từ đó giúp mẹ phát hiện sớm các bất thường về nhiễm sắc thể, sự mất đoạn, vi mất đoạn và sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể.

Quá trình thực hiện kỹ thuật này không gây đau đớn, bác sĩ chỉ lấy khoảng từ 7 đến 10ml máu để xét nghiệm. Hiệu quả của phương pháp này lên đến 99% và được thực hiện vào thời điểm mà thai nhi được 10 tuần tuổi.

Phương pháp này áp dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới, hiện đại cho kết quả chính xác. Do đó chi phí cho dịch vụ này cũng tương đối cao.

Sàng lọc không xâm lấn Nipt là kỹ thuật y học hiện đại, sàng lọc trước sinh giúp xác định nguy cơ sớm bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Sàng lọc không xâm lấn Nipt là một trong những phương pháp sàng lọc trước sinh giúp xác định nguy cơ sớm bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi

1.2 Những đối tượng nào nên thực hiện sàng lọc không xâm lấn Nipt?

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh đều nên thực hiện sàng lọc trước sinh Nipt.

– Vợ hoặc người chồng có con khi tuổi đã cao: Theo nghiên cứu, phụ nữ từ 35 tuổi trở lên và nam giới từ 50 tuổi trở lên thì chất lượng trứng và tinh trùng đều không đảm bảo chất lượng và có thể khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật.

– Thai phụ làm việc và tiếp xúc với môi trường độc hại như: khói bụi, khói thuốc lá, tia bức xạ khi chụp X quang hoặc CT…

– Sau khi thực hiện xét nghiệm Double test và Triple test cho thấy kết quả có nguy cơ cao bị dị tật thai nhi.

– Thai phụ sử dụng kháng sinh trong thời gian dài.

– Gia đình của người bố hoặc mẹ có tiền sử bị dị tật bẩm sinh hoặc các bệnh lý di truyền.

– Thai phụ có thai bởi kết quả thụ tinh trong ống nghiệm.

– Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, người mẹ bị nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh.

1.3 Những đối tượng không nên thực hiện sàng lọc không xâm lấn Nipt?

Mặc dù đây là phương pháp sàng lọc tiên tiến ở trên thế giới hiện nay nhưng không phải trường hợp nào cũng đều có thể thực hiện Nipt. Dưới đây là các trường hợp không nên thực hiện sàng lọc trước sinh – Nipt mà mẹ bầu cần lưu ý:

– Trường hợp thai phụ bị đa thai.

– Trường hợp IVF xin noãn cũng cần lưu ý không nên thực hiện.

– Trường hợp mà thai phụ có thực hiện cấy ghép, trị liệu tế bào gốc, truyền máu trong vòng 30 ngày.

– Thai phụ có chuyển đoạn Robertson, dị bội NST.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh đều nên thực hiện sàng lọc trước sinh Nipt. 

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh đều nên thực hiện sàng lọc trước sinh Nipt

2. Sàng lọc trước sinh – Nipt được thực hiện như thế nào?

Đây là phương pháp có quy trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng, chỉ qua vài bước như:

– Bước 1: Bác sĩ tiến hành lấy mẫu, khoảng từ 7 đến 10ml máu của mẹ bầu.

– Bước 2: Tiếp theo, bác sĩ sẽ tách chiết DNA tự do của thai nhi ở trong máu mẹ.

– Bước 3: Phân tích mẫu ADN của thai nhi để cho kết quả và đánh giá về nguy cơ dị tật thai nhi.

Khách hàng có thể nhận kết quả trực tiếp hoặc theo dõi trên hệ thống lưu trữ của cơ sở y tế hoặc phòng khám đó.

3. Khi thực hiện sàng lọc trước sinh không xâm lấn – Nipt cần lưu ý những gì?

Để thực hiện phương pháp này, mẹ bầu cần lưu ý một số điểm như sau:

– Trước khi thực hiện không nên sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích.

– Lựa chọn địa chỉ y tế tin cậy, uy tín, có chất lượng tốt để thực hiện xét nghiệm.

– Tìm hiểu về chi phí thực hiện dịch vụ để chuẩn bị tài chính tốt.

– Trước khi thực hiện cần giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng.

– Sau khi thực hiện, nếu kết quả cho thấy có nguy cơ cao dị tật bẩm sinh thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có tư vấn và cách giải quyết tối ưu

– Thai phụ nên thực hiện sớm vào tuần thứ 10 của thai kỳ, bởi việc xét nghiệm muộn, vào những tuần cuối của thai kỳ chỉ để xác định em bé có bất thường không để chuẩn bị tâm lý và biết cách chăm sóc con tốt hơn sau khi chào đời.

Phương pháp sàng lọc trước sinh - Nipt được xem là chìa khóa để phát hiện dị tật thai nhi một cách chính xác và hiệu quả từ khi thai nhi còn rất nhỏ

Phương pháp sàng lọc trước sinh Nipt có thể thực hiện rất sớm, từ tuần thai thứ 9, 10 trong thai kỳ

Phương pháp sàng lọc trước sinh – Nipt được xem là chìa khóa để phát hiện dị tật thai nhi một cách chính xác và hiệu quả từ khi thai nhi còn rất nhỏ. Do đó, mẹ bầu nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thực hiện dịch vụ này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital