Những lưu ý khi thiền cho người mới bắt đầu

Bạn muốn bắt đầu thiền nhưng chưa biết cần chú ý những gì khi thực hiện bộ môn này? Hãy cùng Thu Cúc TCI “điểm qua” những lưu ý khi thiền cho người mới bắt đầu, cũng như gợi ý một số bài tập phù hợp vào thời điểm này nhé.

1. Người mới bắt đầu thiền cần chú ý điều gì?

Thiền có lợi cho cả thể chất lẫn tinh thần. Nó giảm căng thẳng, giải phóng tâm trí khỏi những suy nghĩ hỗn loạn và giúp bạn làm việc hiệu quả và tự tin hơn. Bạn sẽ tập trung hơn và đạt được mục đích một cách dễ dàng hơn.

Tuy vậy, không phải ai cũng dễ dàng khi bắt đầu thiền, nhiều người e ngại và băn khoăn cần lưu ý những gì khi bắt đầu thực hiện. Những lưu ý dưới đây giúp bạn giải đáp được những băn khoăn đó

Thiền cho người mới bắt đầu cần lưu ý gì

Thiền dành cho người mới bắt đầu cần lưu ý gì

1.1. Thiền cho người mới bắt đầu: Tránh lo lắng mình thực hiện sai

Những người mới bắt đầu thiền thường lo lắng rằng họ đang thực hiện không đúng động tác.Theo tài liệu Zen Mind, Beginner’s Mind (Tâm Thiền, Tâm Ban Sơ) của thiền sư Shunryu Suzuki, việc thiền ở tư thế ngồi được coi là thiền định, chính là cách đơn giản nhất của thiền. Chỉ cần giữ trạng thái tâm trí đúng, bạn đang bước đầu thiền, tuy nhiên đừng cảm thấy thất vọng nếu không tìm thấy cảm giác an lạc ngay. Việc gò bó, ép mình thay đổi chỉ vì cho rằng mình thực hiện sai là điều không nên làm, hãy giữ tâm lý bình thản và thực hiện dần dần.

1.2. Hình thức thiền hiệu quả: điều quan trọng đối với thiền cho người mới bắt đầu

Thiền có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Cần tìm hiểu và thử các phương pháp, rồi chọn ra cách thiền bạn cảm thấy phù hợp và đem lại hiệu quả cũng như cảm giác thư thái cho bản thân.

Thiền dựa trên việc đếm hơi thở là phương pháp đơn giản nhất dành cho người mới bắt đầu vì nó có thể được thực hiện bất cứ khi nào.

Có thể tham khảo cách thiền này như sau: Ngồi hoặc nằm, giữ cột sống lưng thẳng, tập trung vào hơi thở. Hãy để hơi thở tự nhiên, không cần thay đổi nhịp.

Khi hít vào, hãy tự nói với bản thân một câu gì đó, sau đó thở ra và đếm theo thứ tự: 1, 2, 3,.. Tiếp tục lặp lại, để tâm trí của mình lang thang, nếu quên đếm có thể đếm lại từ đầu và luôn giữ tinh thần thoải mái.

1.3. Nên lên lịch để thực hiện thiền hàng ngày

Để đạt được những lợi ích này, bạn nên thực hành thiền định hàng ngày. Điều này không dễ dàng bởi cuộc sống của bạn có thể đầy bộn bề lo toan công việc. Tuy vậy, hãy sắp xếp thời gian để thực hành thiền định khi bạn có thời gian cho những thứ khác.

Trước khi bắt đầu làm việc vào buổi sáng, có thể thực hiện thiền trong văn phòng. Chọn một khoảng thời gian ở một mình mà không bị phân tâm bởi những việc làm. Bạn có thể bật nhạc nếu muốn nghe nhạc trong thời gian thiền.

Thiền mỗi ngày trong mười đến hai mươi phút có thể giúp bạn làm việc tốt hơn và cảm thấy hạnh phúc trong mọi việc.

Nếu không có quá nhiều thời gian, bạn thậm chí có thể thiền trong khoảng 5 phút. Thời gian thiền đôi khi không quá quan trọng, chỉ cần bạn giữ được thói quen và cho mình những phút để tịnh tâm, giải phóng đầu óc,.. cũng có thể đem lại những lợi ích đáng kể.

giữ thói quen thiền mỗi ngày

Nên giữ thói quen thiền mỗi ngày

1.4. Nên giữ cột sống thật thẳng khi thiền

Một lưu ý rất quan trọng khi thiền cho người mới bắt đầu là cần giữ thẳng cột sống. Điều này không những là tư thế lý tưởng cho thiền, mà còn tránh các tình trạng cong vẹo cột sống, gây ra những tác động không mong muốn lên sức khỏe của bạn,

Sau khi thiền qua một thời gian lâu hơn, việc ngồi thẳng lưng có thể trở thành một thói quen của bạn. Thậm chí có thể thư giãn tâm trí và cơ thể như đang thiền khi cột sống bạn được giữ ở vị trí lý tưởng – một thói quen rất có ích mà thiền đem lại.

1.5. Có thể chọn âm nhạc để thiền

Một số người thích thiền trong tĩnh lặng, tuy nhiên có không ít người thích vừa nghe nhạc vừa thiền. Thiền với nhạc có thể rất hiệu quả đối với những người trải qua một ngày bận rộn, bực tức. Nhạc bật khi thiền có thể giúp bạn bình tĩnh hơn, có thể coi nó như một phần của thiền. Có thể tham khảo rất nhiều bài nhạc thiền trên các nguồn thông tin khác nhau.

Có thể lựa chọn nghe nhạc khi thiền

Có thể lựa chọn nghe nhạc khi thiền

2. Gợi ý một số bài tập thiền dành cho người mới bắt đầu

2.1. Thiền định theo chỉ dẫn

Trong Phật giáo, thiền định là một phương pháp nhằm đạt được sự yên tĩnh và sự phát triển tâm hồn thông qua chánh niệm. Điều này được thực hiện bằng cách tập trung vào hơi thở, nhờ đó nhận thức rõ ràng về những gì chúng ta nghĩ, làm, nhận thức được những gì xảy ra trong tâm trí chúng ta và trong môi trường xung quanh chúng ta.

Khi bạn bắt đầu thiền, bạn có thể cần sự hỗ trợ từ giáo viên trong lớp học hoặc thông qua ghi âm và video. Bạn sẽ được hướng dẫn về các phương pháp thiền, cách thực hiện nó và cách áp dụng nó vào cuộc sống. Chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách quan sát tâm trí và thực hành thiền hiệu quả. Bạn sẽ tìm hiểu về các phương pháp thiền cụ thể sau đó.

Cuối cùng, điều bạn học được sẽ là làm sao để áp dụng và cuộc sống bình thường những cảm giác an yên mà thiền định đem lại.

2.2. Thiền yêu thương

Bạn có thể hiểu rõ những gì bạn cần làm cho bản thân và người khác thông qua khơi gợi tình yêu bằng cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và cảm xúc. Đây là một hoạt động chăm sóc bản thân có thể cải thiện sức khỏe và giảm stress.

Không chỉ vậy, thiền yêu thương thường xuyên có thể giúp bạn phát triển lòng bao dung và sự tha thứ, dù là với người khác hay chính bạn. Thiền yêu thương cũng làm cho trí tuệ cảm xúc của bạn phát triển và tăng khả năng kết nối đến mọi người.

2.3. Thiền hơi thở

Thực hành hơi thở giúp bạn đưa tâm trí của mình trở lại hiện tại, giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn. Bởi vì cơ thể và tâm trí là một tổng thể không tách rời, cơ thể sẽ bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo khi tâm trí yên bình, và ngược lại. Bài tập thở có thể giúp bạn cách kiểm soát hơi thở của mình để kiểm soát sức khỏe thể chất và tinh thần.

Trên đây là những lưu ý khi thiền cho người mới bắt đầu cũng như gợi ý một số phương pháp thiền đơn giản và phổ biến, giúp người mới tiếp cận và thực hiện dễ dàng hơn. Thu Cúc TCI – đồng hành hỗ trợ bạn trên con đường thiền và cùng bạn sống khỏe, sống vui.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital