Những điều nên biết về bệnh sởi

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Thị Hằng

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Trước khi có vắc xin, bệnh sởi gây ra khoảng 2.6 triệu ca tử vong. Cho tới nay căn bệnh truyền nhiễm này vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi.

1. Sởi là gì?

Sởi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi.

Sởi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có biến chứng đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh và có thể bùng phát thành dịch.
Sởi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi. Theo thống kê năm 2010, trên thế giới cứ mỗi 4 phút có một người chết vì bệnh sởi. Ở nước ta, sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đã giảm đáng kể so với trước khi triển khai vắc xin.

2. Triệu chứng đầu tiên của bệnh sởi là gì?

Người mắc bệnh sởi thường bị sốt, ho, chảy nước mũi và đỏ mắt đầu tiên. Trong một vài ngày, phát ban đỏ bắt đầu xuất hiện trên mặt và sau đó lây lan sang những phần còn lại của cơ thể. Nếu nhận thấy bản thân có những triệu chứng này, hãy nhanh chóng vào bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.

3. Bệnh sởi có thể gây ra những biến chứng như thế nào?

Mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não… là những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt là ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi có nguy cơ sẩy thai hoặc đẻ non.

4. Bệnh sởi lây lan qua đường nào?

Bất cứ ai không có miễn dịch đều có nguy cơ mắc bệnh sởi qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng.

Bất cứ ai không có miễn dịch đều có nguy cơ mắc bệnh sởi qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng.

Bệnh sởi do virus gây ra, vì thế bất cứ ai không có miễn dịch đều có nguy cơ mắc bệnh sởi qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban.
Virus gây bệnh sởi có thể sống đến 2 giờ trên một bề mặt hoặc trong không khí. Một người có thể bị lây nhiễm khi chạm tay vào một bề mặt có virus, sau đó lại chạm tay vào miệng, mũi hoặc mắt.

5. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh sởi?

Cách đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa sởi là tiêm vắc xin. Người bệnh sởi cần được cách ly, hạn chế tiếp xúc đến 4 ngày sau phát ban. Dọn dẹp, tẩy trùng nơi làm việc, chỗ ở. Khi có dịch, không nên tới những địa điểm tập trung đông người.

6. Người lớn có cần tiêm vắc xin sởi?

Nếu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi khi còn nhỏ, không cần phải tiêm thêm.

Nếu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi khi còn nhỏ, không cần phải tiêm thêm.

Nếu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi khi còn nhỏ, không cần phải tiêm thêm. Tuy nhiên với những người chưa có điều kiện để tiêm phòng vắc xin sởi, thì việc tiêm phòng là rất cần thiết.
Phụ nữ mang thai không nên tiêm cho tới khi sinh con. Những người bị dị ứng với thành phần có trong vắc xin cũng không nên tiêm.

7. Nếu nghi ngờ đã lây nhiễm virus gây bệnh sởi nhưng chưa miễn dịch, vẫn có thể tiêm phòng?

Có thể, nhưng cần phải tiêm vắc xin càng sớm càng tốt, trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với virus thì mới có hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital