Sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ và bị ngứa là tình trạng phổ biến nhiều bệnh nhân gặp phải, đặc biệt trong thời điểm giao mùa. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày bởi chúng gây khó chịu và bức bối. Vậy có cách nào để cải thiện tình trạng mẩn đỏ và ngứa ngáy này hay không?
Menu xem nhanh:
1. Sốt xuất huyết bị nổi mẩn đỏ không?
1.1 Tình trạng sốt xuất huyết bị nổi mẩn đỏ có nghiêm trọng không?
Đa số sau thời gian ủ bệnh thì bệnh nhân sốt xuất thường sốt cao lên đến 40 độ C kèm theo buồn nôn, đau đầu dữ dội, đau hai bên hốc mắt, đau xương khớp, phát ban đỏ… Những triệu chứng này sẽ dần biến mất trong khoảng 7-10 ngày.
Sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ và ngứa là hiện tượng bình thường bởi đây là triệu chứng do virus Dengue gây ra. Việc nổi ban đỏ khắp cơ thể, đặc biệt ở vị trí lòng bàn tay hoặc chân gây nên tình trạng ngứa rất khó chịu.
Một số trường hợp, mẩn đỏ và ngứa ngáy khiến bệnh nhân khó chịu tới mức không thể ngủ được nhưng bạn không cần quá lo lắng bởi điều này chứng tỏ cơ thể đang phục hồi và bệnh đã qua giai đoạn nguy hiểm.
2. Nguyên nhân dẫn tới sốt xuất huyết bị nổi mẩn đỏ
Ngứa và nổi mẩn ngoài da xuất hiện sau khi người bệnh bị sốt xuất huyết. Tùy theo cơ địa người bệnh mà sẽ có cấp độ khác nhau, có người thấy mẩn nhẹ và không có chịu những cũng có người ngứa ngáy nổi mẩn nhiều vị trí dẫn tới khó chịu hoặc mất thẩm mĩ.
Tình trạng sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy cũng có thể nghiêm trọng hơn nếu cơ thể có nền bệnh như:
– Viêm gan cấp: Đây là một trong số những hệ quả của loại virus Dengue bởi khi mắc viêm gan thì tình trạng gan của người bệnh sẽ có bất thường(teo nhỏ hoặc to hơn bình thường) khiến nồng độ bilirubin và men gan tăng. Điều này khiến người bệnh bị nổi mẩn ngứa và vàng da.
– Suy gan cấp: Khi bị sốt xuất huyết có thể sử dụng những loại thuốc hạ sốt khiến người bệnh bị suy gan và cũng khiến người bệnh gia tăng tình trạng mẩn đỏ trên da.
– Cơ thể đang hồi phục: Khi dịch ngoại bào tái hấp thu vào máu thì các mô da ở vết thương sẽ được phục hồi sau tình trạng sốt xuất huyết. Vì thế da có tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.
Dù là nguyên nhân nào thì người bệnh cũng không nên chủ quan mà cần theo dõi kĩ những triệu chứng bất thường để kịp thời kiểm soát bệnh.
Một vài trường hợp, người bệnh có thể bị biến chứng nặng của sốt xuất huyết như: đi ngoài phân đen, nôn ra máu, chảy máu nội tạng, chảy máu cam… khi số lượng tế bào tạo huyết khối trong máu người bệnh giảm gây xuất huyết. Người bệnh cần phải được kịp thời cấp cứu khi thấy những dấu hiệu trên.
3. Làm thế nào để khắc phục tình trạng mẩn ngứa do sốt xuất huyết?
Mẩn ngứa do sốt xuất huyết không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh nhưng lại là trở ngại lớn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và có thể làm chất lượng cuộc sống giảm sút. Bên cạnh đó, việc nổi mẩn đỏ cũng có ảnh hưởng nhất định tới thẩm mĩ và mĩ quan khiến nhiều bệnh nhân lo lắng, tuy nhiên tình trạng này sẽ tự hết mà không để lại biến chứng nên bạn hãy tập trung điều trị để nhanh chóng hết bệnh.
Người bệnh có thể thực hiện một số điều sau đây để giảm tình trạng này:
3.1 Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi hạn chế sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ
Cơ thể xuất hiện mẩn ngứa tức là da của bạn đang rất nhạy cảm. Lựa chọn những loại quần áo rộng rãi với chất liệu mềm mại, thoáng mát có thể hạn chế tối đa những cọ xát với da.
Đồng thời hạn chế việc quần áo chật khiến mạch máu dưới da khó lưu thông, càng khiến cho tình trạng nổi mẩn đỏ khi bị sốt xuất huyết ngoài da trở nên nghiêm trọng hơn.
3.2 Vệ sinh sạch sẽ nơi ở và vệ sinh cơ thể
Khi tắm trong thời gian sốt xuất huyết, bạn nên lựa chọn sữa tắm hoặc xà bông phù hợp và không nên lạm dụng hóa chất bởi da đang dễ kích ứng. Tuy nhiên bạn lưu ý không tắm quá lâu và ngâm người với nước lạnh để tránh những biến chứng có hại ảnh hưởng tiêu cực tới tình trạng bệnh.
Về nơi ở, bạn cũng nên vệ sinh không gian sống mỗi ngày để loại bỏ những vi khuẩn có hại đến sức khỏe. Đặc biệt nếu bạn sống ở nơi có ao hồ, có những nơi đọng nước thuận lợi để muỗi vằn sinh sôi.
3.3 Tăng cường hệ miễn dịch khi bị sốt xuất huyết giảm nổi mẩn đỏ
Để có một cơ thể khỏe mạnh hơn thời điểm mắc bệnh, bạn cũng nên bổ sung thêm nhiều dưỡng chất để tăng sức đề kháng(vitamin A,C,D; các khoáng chất, đạm và sắt)
Đồng thời bạn cần bổ sung nhiều nước hoặc nước trái cây để tránh tình trạng mất nước do sốt xuất huyết và bù điện giải.
3.4 Những phương pháp dân gian
Những mẹo dân gian đơn giản cũng có thể được sử dụng trong giai đoạn này để hạn chế tối đa ảnh hưởng của mẩn ngứa đối với người bệnh”
– Sử dụng dầu dừa: Người bệnh sốt xuất huyết có thể sử dụng dầu dừa thoa lên da để giảm mẩn ngứa bởi dầu dừa thường có công dụng chống vi khuẩn, hạn chế tình trạng nấm và kí sinh trùng.
– Sử dụng muối: Sử dụng muối trắng pha với nước ấm để tắm giúp khu vực da bị mẩn ngứa dễ chịu hơn và hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
3.5 Dùng thuốc điều trị mẩn ngứa theo chỉ định của bác sĩ
Nếu những biện pháp trên không khiến tình trạng mẩn ngứa của bạn giảm đi thì bạn có thể liên hệ tới các bác sĩ chuyên khoa để kê đơn thuốc.
Dùng thuốc sẽ nhanh chóng giảm tình trạng mẩn ngứa khó chịu. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe đồng thời nên chọn loại có thành phần phù hợp với da để tránh kích ứng.
Trên đây là những thông tin quan trọng người bệnh cần biết về tình trạng sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ và bị ngứa. Tuy đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy bạn đang dần hồi phục và khỏi bệnh nhưng bạn vẫn nên theo dõi kĩ tình trạng và kịp thời điều trị khi có bất thường.