Những dấu hiệu “chỉ điểm” bệnh ung thư mật

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư mật hay còn gọi là ung thư túi mật, là bệnh ác tính nguy hiểm và tiên lượng xấu nếu phát hiện muộn. Triệu chứng của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về gan. Dưới đây, các chuyên gia chỉ ra những dấu hiệu “chỉ điểm” bệnh ung thư mật.

1. Ung thư mật là bệnh gì?

bệnh ung thư mật

Bệnh ung thư mật hay còn gọi là ung thư túi mật rất nguy hiểm và khó phát hiện giai đoạn sớm

Túi mật là một cơ quan nhỏ có hình dạng quả lê, nằm ở phía bên phải của bụng, ngay bên dưới gan. Trong túi mật có chứa dịch mật, dịch tiêu hóa được sản xuất từ gan. Nhờ có dịch mật và dịch tiêu hóa cơ thể mới có thể sử dụng được chất béo trong gan.

Ung thư mật là sự nhân lên không kiểm soát của các tế bào niêm mạc thành túi mật. Bệnh khá hiếm gặp và thường không có các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Nếu phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh rất cao.

2. 7 dấu hiệu “chỉ điểm” bệnh ung thư mật

2.1. Dấu hiệu vàng da, vàng mắt – Rất đặc trưng cho bệnh lý ung thư mật

Vàng da là dấu hiệu phổ biến nhất, chiếm đến 90% bệnh nhân được chẩn đoán. Ban đầu, dấu hiệu vàng da rất dễ bị bỏ qua dưới ánh đèn, vì bạn sẽ không nhìn thấy rõ sự thay đổi màu sắc của da. Nên kiểm tra da dưới ánh sáng tự nhiên sẽ cho thấy cái nhìn chính xác hơn. Nếu thấy da có biểu hiện vàng và nhợt nhạt hơn bạn cần nghĩ đến các bệnh lý về gan mật trong đó có nguy cơ bệnh ung thư túi mật.

Người mắc các bệnh lý về gan mật bị vàng da, vàng mắt được lý giải là do: Dịch mật được sản xuất tại gan và dự trữ trong túi mật. Dịch mật được sử dụng để tiêu hóa thức ăn. Khi mật gặp vấn đề, dòng chảy của dịch mật bị tắc, dẫn đến sắc tố mật bilirubin không được đào thải ra ngoài. Các sắc tố này ngấm vào máu và gây ra triệu chứng vàng da, vàng mắt.

dấu hiệu bệnh ung thư mật

Vàng da, vàng mắt là dấu hiệu điển hình của các bệnh lý về gan mật

2.2. Bị đau bụng dai dẳng và âm ỉ

Đau bụng dai dẳng và âm ỉ khiến cho nhiều người chủ quan nghĩ rằng chỉ bị mắc các bệnh về tiêu hóa thông thường. Những triệu chứng đau bụng dai dẳng và âm ỉ luôn cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm. Trường hợp đau bụng dai dẳng và âm ỉ, khó chịu bụng vùng gan có thể là dấu hiệu bạn đã bị bệnh ung thư túi mật.

2.3. Buồn nôn và nôn không rõ lý do, không liên quan đến bệnh đau dạ dày

Thông thường dấu hiệu nôn và buồn nôn là dấu hiệu của bệnh dạ dày. Nhưng nhiều người không hề biết rằng triệu chứng này còn cảnh báo bệnh lý về gan và mật. Nếu bạn vừa bị buồn nôn, nôn và kết hợp với các triệu chứng đau bụng vùng gan, lòng trắng mắt nhiều hơn bình thường và bạn dễ bị cúm thì bạn nên đến bệnh viện sớm để được thăm khám kịp thời.

2.4. Dấu hiệu đầy trướng bụng

Đây là một dấu hiệu khá phổ biến, có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nhưng nếu bạn gặp phải tình trạng đầy trướng bụng liên tục. Kèm theo những cơn đau tức khó chịu bụng bụng. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư túi mật.

2.5. Sỏi mật – Một dấu hiệu sớm tăng nguy cơ khiến bạn mắc ung thư mật

Theo thống kê cho thấy cứ 5 người bị sỏi mật thì có đến 4 người sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư túi mật. Sỏi mật được hình thành từ cholesterol và canxi dư thừa. Sỏi mật gây cản trở hoạt động của túi mật. Nếu bạn đã từng bị sỏi mật thì bạn cần thường xuyên tự theo dõi cơ thể cũng như khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh ung thư túi mật.

2.6. Dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi và giảm cân

Khi dịch mật không lưu thông được, gây ứ đọng ngấm vào máu không chỉ khiến bạn bị vàng da, vàng mắt mà còn khiến bạn chán ăn. Những dấu hiệu này rất đặc trưng cho bệnh lý gan mật. Bạn cảm thấy chán ăn, không còn hào hứng với những món ăn mà trước đây bạn rất thích. Sau cảm giác chán ăn, bạn ăn rất ít và bị sụt cân.

2.7. Trong gia đình đã từng có người bị mắc bệnh ung thư túi mật

Cũng như rất nhiều bệnh ung thư khác như ung thư vú, tính chất gia đình rất quan trọng. Người ta chưa chứng minh được có di truyền hay không nhưng qua số liệu thống kê, trong gia đình đã từng có người mắc bệnh ung thư túi mật bạn cần lưu tâm để dự phòng.

dấu hiệu bệnh ung thư túi mật

Các dấu hiệu bất thường như: đau bụng, trướng bụng, chán ăn… đều cảnh báo bệnh ung thư

3. Điều trị bệnh ung thư túi mật

Hiện nay đang áp dụng các phương pháp điều trị như sau:

3.1. Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn túi mật

Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân giai đoạn sớm để loại bỏ khối u một cách triệt để nhất. Phẫu thuật cắt bỏ túi mật nhằm loại bỏ hoàn toàn khối u. Khi ung thư có di căn lan sang các mô xung quanh và bộ phận khác của cơ thể, phẫu thuật để làm giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài thêm thời gian sống cho bệnh nhân. Giai đoạn muộn này, phương pháp phẫu thuật sẽ kết hợp đặt stent đường mật và phẫu thuật bắc cầu.

3.2. Phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư túi mật

Phương pháp này sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật hoặc cả hai. Nếu khối u quá to, xạ trị giúp làm nhỏ khối u để tiến hành phẫu thuật được triệt để hơn. Sau phẫu thuật, xạ trị được sử dụng để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại.

Xạ trị gây ra nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân: rụng tóc, mệt mỏi, chán ăn…

3.3. Phương pháp hóa trị trong điều trị ung thư túi mật

Phương pháp này dùng thuốc đường uống hoặc tiêm truyền. Thường kết hợp với xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và ngăn ngừa ung thư tái phát. Hóa trị cũng nhằm giảm triệu chứng khó chịu và tăng thời gian sống cho bệnh nhân.

Cũng giống như xạ trị, hóa trị cũng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp chăm sóc giảm nhẹ để bệnh nhân dễ chịu, ít đau đớn hơn.

Ung thư túi mật hay còn gọi là bệnh ung thư mật là bệnh nguy hiểm. Nếu phát hiện sớm mới mong có khả năng điều trị khả quan. Bệnh phát hiện muộn thì tỷ lệ tử vong rất cao. Chính vì thế nắm rõ dấu hiệu cảnh báo bệnh cũng như thường xuyên thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn và người thân đề cao cảnh giác hơn với căn bệnh này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital