Menu xem nhanh:
1. Vi rút HPV là gì?
HPV là virus gây u nhú ở người, một virus có thể gây viêm nhiễm ở nhiều bộ phận của cơ thể.
Nhiễm HPV phổ biến đến mức gần như tất cả nam giới và phụ nữ sẽ nhiễm ít nhất một loại HPV vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ. Hầu hết mọi người không biết rằng mình nhiễm HPV nếu không kiểm tra.
2. Ai dễ nhiễm HPV?
- Có nhiều bạn tình: số lượng bạn tình càng lớn, nguy cơ bị nhiễm HPV càng cao. Có hoạt động tình dục với một người có nhiều bạn tình cũng làm tăng nguy cơ nhiễm HPV.
- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu: những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu (ví dụ như có thể do Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)/ hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)… đều có nguy cơ bị nhiễm HPV cao hơn.
3. Điều gì xảy ra nếu tôi nhiễm HPV?
Theo cdc.gov, hầu hết những người bị HPV không bao giờ có triệu chứng hoặc gặp vấn đề về sức khoẻ. Các ca nhiễm HPV (9 trong số 10) thường tự biến mất trong vòng hai năm. Đôi khi, quá trình nhiễm HPV sẽ kéo dài hơn, và các loại HPV nguy cơ cao có thể gây ra một số bệnh ung thư và các bệnh khác:
- Ung thư cổ tử cung, âm đạo, và âm hộ ở phụ nữ
- Ung thư dương vật ở nam giới
- Ung thư hậu môn và cổ họng, bao gồm cơ sở của lưỡi và amidan (bạch hầu) ở cả phụ nữ và nam giới
- Viêm nhiễm vùng sinh dục; và có thể gây ra mụn cóc sinh dục ở cả nam và nữ giới
- Viêm nhiễm ở da của các ngón tay, bàn tay và mặt.
4. Có cách nào phòng ngừa HPV không?
Không có cách phòng ngừa HPV tuyệt đối. Tuy nhiên, tiêm vắc xin phòng ngừa HPV có thể giúp bạn phòng ngừa một số tuýp HPV nhất định. Độ tuổi khuyến cáo nên tiêm phòng là từ 9-26 tuổi và chưa quan hệ tình dục. Bạn có thể tiêm vắc-xin phòng HPV ở các phòng tiêm chủng được cấp phép.
5. Đã quan hệ tình dục hoặc đã mang thai có tiêm vắc xin ngừa HPV được không?
Lý tưởng nhất là tiêm chủng ngừa trước khi quan hệ tình dục và chưa bị phơi nhiễm với các type HPV được bao phủ bởi vắc-xin (HPV type 6, 11, 16, 18). Trong trường hợp đã quan hệ tình dục, tiêm phòng HPV vẫn được hưởng lợi nếu chưa bị nhiễm các type HPV được bao phủ trong vắc-xin. Hãy hỏi bác sĩ để xác định xem có phù hợp với việc tiêm vắc-xin hay không. Vắc-xin HPV không được khuyến cáo sử dụng ở phụ nữ có thai.
6. Tiêm vắc xin ngừa HPV có tác dụng phụ nào không?
Cũng giống như bất kỳ loại thuốc nào khác, tiêm phòng HPV cũng có thể có tác dụng phụ. Đa số các trường hợp tiêm vắc xin ngừa HPV không có tác dụng phụ. Một số người có thể gặp tình trạng:
– Các phản ứng ở cánh tay có vết tiêm như đau, da bị sưng tấy…
– Sốt nhẹ
– Nhức đầu
– Ngất xỉu