Những biểu hiện của bệnh hen phế quản

Tham vấn bác sĩ

Hen phế quản (hay còn được gọi là hen suyễn) là một bệnh lý mạn tính trên đường thở, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời hen có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Hen phế quản là gì?

Hen suyễn là loại bệnh lý gây co thắt phế quản, làm cản trở và sự lưu thông của không khí trong phổi

Hen suyễn là loại bệnh lý gây co thắt phế quản, làm cản trở và sự lưu thông của không khí trong phổi


Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tại Đông Nam Á bệnh hen phế quản thường diễn ra trên diện rộng, tại Philippines có 11,8% dân số mắc bệnh, Singapore 14,3%, Malaysia có 9,7%, Thái Lan là 9,2% và Việt Nam là 5%.
Hen phế quản là loại bệnh lý gây co thắt phế quản, làm cản trở và sự lưu thông của không khí trong phổi từ đó gây nên tình trạng ho, khó thở, đây là biểu hiện căn bản nhất của bệnh.
Biểu hiện thường gặp của bệnh henphế quản
Các triệu chứng của hen phế quản có thể phát triển dần dần và không được nhận ra cho đến khi người bệnh cảm thấy khó thở. Biểu hiện này xuất hiện khi có đợt nhiễm trùng hô hấp, thay đổi thời tiết hoặc tiếp xúc một chất kích thích. Các triệu chứng của hen phế quản có thể gặp bao gồm:

  • Cơn khó thở nghe có tiếng cò cứ: đây là biểu hiện điển hình của hen phế quản. Cơn hen thường xuất hiện khi có kích thích, thay đổi thời tiết, nhiễm trùng… trong cơn hen nghe có tiếng cò cứ, kết thúc cơn bằng đợt ho, khạc đờm nhiều. Đờm có màu trắng, dính khi không có nhiễm trùng, khi đờm có màu vàng hoặc xanh tức là đã có biểu hiện nhiễm trùng.

 
 

Hen phế quản làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh

Hen phế quản làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh


 
Các biểu hiện khác có thể gặp trong hen phế quản bao gồm:
– Ho kéo dài, thành cơn, cơn ho xuất hiện khi thay đổi thời tiết, nửa đêm về sáng, hoặc khi hít phải những chất có mùi khó chịu, khói thuốc, khói bếp than…
– Cảm giác căng, nặng ở ngực
Các triệu chứng của hen phế quản thường trở nên nặng hơn về đêm và vào sáng sớm. Một vài trường hợp bị khò khè nhẹ trong lúc bị cảm hoặc nhiễm trùng vùng ngực, tuy nhiên thường đó không phải là dấu hiệu của hen phế quản.
Những đối tượng có nguy cơ bị hen
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để điều trị hen phế quản

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để điều trị hen phế quản


Hiện nay chưa có nghiên cứu chắc chắn để khẳng định chính xác cơ địa ai có thể mắc hen và ai không bị. Tuy nhiên, hen thường gặp ở một số đối tượng có yếu tố nguy cơ cao hơn như:
Hen có tính di truyền: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu cả bố mẹ bị hen thì khả năng bị hen ở con là 50%, nếu bố mẹ bị hen thì xác suất bị hen ở con là 30%. Hen cũng thường gặp ở trẻ nhỏ mà người ta gọi là hen sữa.
Người dễ có khả năng mắc hen như có cơ địa dị ứng: viêm mũi dị ứng, chàm, hay phát ban dị ứng, người mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết, dị ứng với các yếu tố dị nguyên như thuốc lá, khí than, bếp ga, lông súc vật, nấm mốc, bụi, hóa chất…
Nếu cần tư vấn về bệnh hen phế quản, bạn có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ  theo số 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được tư vấn.
 
 
 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital