Nhổ răng hàm số 7 khi nào? Phương pháp nhổ răng số 7 là gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Răng số 7 là một răng thuộc nhóm răng hàm, có chức năng nghiền nát thức ăn và đảm bảo sự cân đối cho cấu trúc khuôn mặt. Vậy khi nào có thể nhổ răng hàm số 7? Phương pháp nhổ răng nào an toàn?

1. Tổng quan về răng số 7

Bộ răng hàm sẽ gồm có 3 loại răng số 6, số 7 và số 8 (răng khôn). Răng số 7 là răng hàm thứ 2, nằm giữa răng số 6 và số 8. Với những người chưa mọc hoặc không mọc răng khôn thì răng số 7 là răng cuối cùng, mọc ở 4 góc của cung hàm gồm 2 răng ở trên và 2 răng ở dưới.

Với những người chưa mọc hoặc không mọc răng khôn thì răng số 7 là răng cuối cùng, mọc ở 4 góc của cung hàm

Với những người chưa mọc hoặc không mọc răng khôn thì răng số 7 là răng cuối cùng, mọc ở 4 góc của cung hàm

2. Nguyên nhân phải nhổ răng số 7

Răng số 7 là một loại răng có chức năng quan trọng, chính vì vậy nhổ răng số 7 sẽ là phương án cuối cùng được áp dụng nếu như đã thực hiện các phương pháp khác trước đó nhưng không hiệu quả. Một số trường hợp cần nhổ răng số 7 phải kể đến như:

– Tình trạng sâu nặng, thân răng đang mủn dần, chỉ còn sót lại phần chân răng ở sát nướu.

– Bị viêm tuỷ, tái phát nhiều lần và khiến cho tình trạng viêm ngày càng nặng hơn.

– Răng gặp chấn thương, việc điều trị giữ lại răng gần như bị bất khả thi.

– Do viêm nha chu nặng nên răng bị lung lay, không thể đứng được bình thường hay nghiền thức ăn.

3. Phương pháp nhổ răng số 7

Hiện nay để nhổ răng số 7, có 2 phương pháp để khách hàng có thể lựa chọn là: nhổ răng bằng phương pháp truyền thống và nhổ răng bằng phương pháp sóng siêu âm Piezotome.

3.1 Phương pháp truyền thống

Phương pháp truyền thống ra đời đầu tiên, có chi phí được thực hiện với các dụng cụ đơn giản như dao rạch, kìm và bẩy được tiệt trùng kỹ lưỡng. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp tình trạng chảy máu, đau đớn và biến chứng nếu như thực hiện ở các cơ sở nha khoa kém chất lượng và bác sĩ có tay nghề chuyên môn kém.

3.2 Phương pháp sóng siêu âm Piezotome

nhổ răng hàm số 7

Nhổ răng bằng phương pháp Piezotome được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn hiện nay

Phương pháp sóng siêu âm Piezotome là phương pháp cải tiến hơn nhiều so với phương pháp cũ, với việc tách nướu và nhẹ nhàng lấy răng số 7 sau đó khoá mạch máu lại nhanh chóng ra dưới tác động của sóng siêu âm. Hiện nay, Piezotome được khách hàng ưu tiên lựa chọn hơn cả vì những ưu điểm mang lại và không gây hại cho sức khoẻ của người bệnh.

4. Nhổ răng hàm số 7 có nguy hiểm không?

Có thể nói, thắc mắc “nhổ răng hàm số 7 có nguy hiểm không” sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Cơ sở y tế, tay nghề bác sĩ, trang thiết bị máy móc và phương pháp nhổ răng bạn lựa chọn. Chính vì vậy, để nhổ răng hiệu quả và an toàn, bạn nên chọn những cơ sở y tế uy tín, đã được Sở Y tế cấp phép hoạt động, có hệ thống trang thiết bị tân tiến nhập khẩu, quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.

5. Quy trình nhổ răng số 7

5.1 Kiểm tra răng miệng và chụp CT

Tại bước đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám răng miệng tổng quát cho bệnh nhân và xác định tình trạng răng số 7. Sau đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp CT để bác sĩ biết chính xác cấu trúc của hàm để lên phương án nhổ răng phù hợp, không gây ảnh hưởng đến những răng lân cận. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ giới thiệu và tư vấn cho bệnh nhân về các phương pháp nhổ răng.

Chụp CT giúp bác sĩ biết chính xác cấu trúc của hàm để lên phương án nhổ răng phù hợp

Chụp CT giúp bác sĩ biết chính xác cấu trúc của hàm để lên phương án nhổ răng phù hợp

5.2 Vệ sinh khoang miệng

Để việc nhổ răng diễn ra an toàn, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh và sát khuẩn khoang miệng cho bệnh nhân. Đây là bước vô cùng quan trọng, đảm bảo không xảy ra tình trạng nhiễm trùng khi đang tiến hành hay xảy ra biến chứng sau khi nhổ răng.

5.3 Gây tê

Để bệnh nhân không cảm thấy khó chịu hay đau nhức, bác sĩ sẽ gây tê khu vực cần nhổ răng. Việc này đồng thời cũng giúp bác sĩ thuận lợi tiến hành nhổ răng hơn.

5.4 Nhổ răng

Lúc này, bệnh nhân sẽ được nhổ răng theo phương pháp truyền thống hoặc phương pháp sóng siêu âm Piezotome tuỳ theo lựa chọn từ bước thăm khám tổng quát. Như đã nói ở trên, phương pháp Piezotome được ưa chuộng hơn cả vì ưu điểm không gây đau – không chảy máu – không biến chứng. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn phương pháp này để đảm bảo cho sức khoẻ răng miệng cũng như sức khoẻ tổng thể. Sau khi nhổ răng xong, bác sĩ sẽ hướng dẫn cẩn thận cách chăm sóc răng miệng tại nhà.

5.5 Tái khám định kỳ

Bệnh nhân tiến hành tái khám định kỳ để kiểm tra vết nhổ và kịp thời điều trị nếu có bất thường

Bệnh nhân tiến hành tái khám định kỳ để kiểm tra vết nhổ và kịp thời điều trị nếu có bất thường

Bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau cho bệnh nhân sau khi nhổ răng. Hãy tuân thủ theo đúng liều lượng đã được bác sĩ kê và người bệnh không được chủ quan tự ý mua thuốc bên ngoài dùng thêm nhé. Sau đó, bác sĩ có thể hẹn lịch tái khám với bệnh nhân nếu vết nhổ phức tạp và cần theo dõi thêm.

Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về nhổ răng hàm số 7. Cần lưu ý lựa chọn thực hiện nhổ răng tại các cơ sở nha khoa uy tín để không gây ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital