Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn “chạy nước rút” để kịp thời hoàn thành tiến độ công việc đón Tết. Trong khi đó, các dịch bệnh đường hô hấp đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, khiến nhiều doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, giảm hiệu suất công việc, ảnh hưởng đến kinh tế của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, rất nhiều doanh nghiệp, công ty đã chủ động tăng cường tiêm vắc xin phế cầu cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo sức khỏe ban đầu để an tâm công tác và làm việc.
Menu xem nhanh:
1. Dịch bệnh hô hấp ảnh hưởng nặng nề đến “sức khỏe” doanh nghiệp
Tính riêng trong những tháng cuối năm, nhiều địa phương liên tục ghi nhận các ca viêm phổi, viêm đường hô hấp cấp phải nhập viện điều trị. Số ca bệnh tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt dịch bệnh hô hấp năm nay có xu hướng dịch chuyển và bùng phát tại các khu công nghiệp, chế xuất, công ty, nhà máy xí nghiệp,…ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người lao động, năng suất lao động và năng lực sản xuất kéo theo đó cũng bị giảm sút.
Cụ thể, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị tác động do đứt gãy chuỗi cung ứng khi nhiều người lao động, nhân viên nghỉ làm do mắc vi khuẩn phế cầu. Viêm phổi cấp tưởng chừng là căn bệnh hô hấp thường gặp nhưng đối với một số đối tượng nguy cơ cao như người mắc bệnh lý nền mãn tính về tim phổi, thận, đái tháo đường, viêm phổi tắc nghẽn, người suy giảm miễn dịch….có thể gây biến chứng lâu dài như suy hô hấp, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,….
Theo bác sĩ Đặng Thị Kim Hạnh – Phó Trưởng Khoa Dịch tễ – Trung tâm Y Tế Dự phòng Hà Nội kiêm Trưởng phòng Tiêm chủng Thu Cúc TCI cho biết “Theo nghiên cứu của các bác sĩ lâm sàng gần đây , 75% các chủng phế cầu gây bệnh viêm phổi đã kháng 3 loại kháng sinh thông thường trở lên, chính vì vậy khi người bệnh mắc phế cầu nếu không may rơi vào đúng chủng kháng kháng sinh thì thời gian điều trị không chỉ 1 tuần, 2 tuần mà còn kéo dài lên tới hàng tháng. Ngoài ra người bệnh còn bị suy giảm miễn dịch, dẫn đến tình trạng bội nhiễm các virus, vi khuẩn khác”.
Vì vậy nếu không chủ động phòng ngừa, các doanh nghiệp có thể sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân công, đứt gãy hoặc trì trệ các hoạt động sản xuất cung ứng do người lao động nghỉ làm, nghỉ bệnh trong thời gian dài.
2. Tiêm vắc xin cho người lao động là biện pháp chủ động ứng phó dịch bệnh “thông minh” của doanh nghiệp
Trước tình hình dịch viêm phổi, viêm đường hô hấp cấp do phế cầu khuẩn bùng phát nghiêm trọng dịp cuối năm, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan đã liên hệ với Thu Cúc TCI để tiêm vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra cho cán bộ, công nhân viên với số lượng lớn. Ghi nhận trong 2 tháng cuối năm 2022, Tiêm chủng TCI đã tiếp nhận tiêm cho gần 100 trăm doanh nghiệp lớn nhỏ với số lượng vắc xin lên đến hàng ngàn mũi.
Qua trao đổi, lãnh đạo các Doanh nghiệp cho biết họ rất quan tâm đến sức khỏe của người lao động trong tình hình dịch bệnh liên quan đến đường hô hấp bùng phát mạnh vào những tháng cuối năm, đặc biệt việc tiêm phòng sẽ giữ cho dây chuyền làm việc ổn định, không để xảy ra tình trạng đứt gãy hoạt động sản xuất, đảm bảo duy trì cung ứng hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2023.
Xu hướng tiêm vắc xin bảo vệ sức khỏe người lao động phù hợp với sự phát triển ở các quốc gia tiên tiến, là mắt xích quan trọng để doanh nghiệp giữ vững hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chủ động phòng bệnh cho người lao động còn mang tính cộng đồng cao vì một người được bảo vệ thì cả cộng đồng, đặc biệt là những người yếu thế như trẻ em, người già cũng sẽ được bảo vệ
Hiện Tiêm chủng TCI cung cấp đầy đủ vắc xin phế cầu phòng các bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn gây nguy hiểm cho cả trẻ em và người lớn như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa cấp tính,…trong đó có vắc xin Prevenar 13 dùng được cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên và người lớn. Đặc biệt, vắc xin Prevenar 13 được chứng minh có khả năng tạo miễn dịch chéo không đặc hiệu với Covid 19. Người trưởng thành chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất để tạo miễn dịch với phế cầu khuẩn.
Theo cảnh báo của các chuyên gia, trong thời gian tới, các bệnh liên quan tới phế cầu khuẩn tiếp tục gia tăng. Một số khu vực có nguy cơ cao lan truyền dịch là những nơi tập trung đông người như khu công nghiệp, dãy nhà trọ, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em…cần được phát hiện sớm để xử lý, hạn chế thấp nhất số ca mắc và tử vong. Bên cạnh tiêm phòng, người dân nên thực hiện biện pháp phòng bệnh như: Đảm bảo vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang nơi công cộng, che miệng khi hắt hơi hoặc ho, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối, bổ sung dinh dưỡng, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng. Nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.