Nhiệt miệng ở nướu và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Nhiệt miệng ở nướu (loét miệng ở nướu) là một bệnh lý về răng miệng rất phổ biến hiện nay. Người mắc thường không bị giới hạn tuổi tác, dù là trẻ em hay người lớn. Vậy bạn đã hiểu rõ về căn bệnh này để kịp thời phòng ngừa và điều trị?

1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của loét miệng ở nướu

1.1. Nguyên nhân gây nên tình trạng nhiệt miệng ở nướu

Nhiệt miệng (loét miệng) ở nướu là một vết rách hoặc loét nhỏ, nông, phát triển trên phần lợi (nướu) của bạn. Thường các vết loét này sẽ kéo dài trong khoảng 7-10 ngày và tự lành mà không để lại sẹo. Nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài hơn hai tuần thì bạn cần tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.

Về nguyên nhân gây ra loét miệng ở nướu, theo quan điểm dân gian là do bạn bị nóng trong, ăn quá nhiều đồ cay nóng, hoặc do cơ thể bị phản ứng với thời tiết nóng bức. Tuy nhiên, theo y học hiện đại, có nhiều yếu tố liên quan đến sự phát triển của vết loét gây ra tình trạng nhiệt miệng bao gồm:

– Sự suy yêú của hệ thống miễn dịch

– Do căng thẳng và stress

– Do sự thay đổi nội tiết tố

– Gặp các tổn thương ở vùng miệng và nướu

– Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

– Cơ thể bị thiếu hụt vitamin B-12, kẽm, axit folic hoặc sắt…

cách phòng ngừa nhiệt miệng ở nướu

Loét miệng ở nướu có thể xảy đến do nhiều nguyên nhân

1.2. Triệu chứng và dấu hiệu của nhiệt miệng ở nướu

– Biểu hiện của vết loét: trong nướu xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng kích thước khoảng từ 1 – 2 mm, những đốm trắng sẽ to dần, hơi mọng nước và vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành các vết loét. Vết loét phát triển to dần, có khi lên tới kích thước khoảng 10 mm gây ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống sinh hoạt và giao tiếp.

– Triệu chứng thường gặp: thường là các triệu chứng viêm nhiễm, đau rát, sưng nóng và lở loét rất khó chịu, nhất là khi người bệnh nhai nuốt. Vết nhiệt miệng nếu không tự khỏi, khi trở thành viêm cấp thường sẽ bị tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây tình trạng sốt cao, nổi hạch ở góc hàm khiến việc ăn uống rất khó khăn.

2. Điều trị nhiệt miệng ở nướu như thế nào?

Thông thường, các vết loét ở nướu chỉ kéo dài không quá hai tuần và sẽ tự khỏi. Nếu xác định được nguyên nhân nhiệt miệng như: bị nhiễm nấm, vi-rút hay vi khuẩn thì bác sĩ sẽ giúp bạn có được phác đồ điều trị phù hợp và mau lành vết thương. Ngoài ra bạn có thể thực hiện thêm các bước sau để giúp giảm đau và viêm loét ở nướu bằng cách sau đây:

– Tránh ăn và uống các loại đồ còn nóng và thực phẩm cay, mặn

– Sử dụng thuốc giảm đau như acetaminophen nếu có chỉ định của bác sĩ

– Súc miệng bằng nước mát và dùng ống hút uống nước để hạn chế tiếp xúc với vết loét

– Bổ sung nhiều nước và súc miệng với nước muối được pha loãng

– Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách và nhẹ nhàng

Nếu bị viêm loét thường xuyên ở nướu và các vùng khác trong miệng hoặc nếu thấy vết thương lâu lành thì bạn hãy nhanh chóng đến bác sĩ để kiểm tra. Ngoài ra, một lưu ý đó là nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường thì cần chú ý đến thuốc kháng viêm, bởi có thể nó khiến lượng đường trong máu tăng. Do đó, tốt nhất bạn nên hỏi rõ ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về cách điều trị phù hợp.

nhiệt miệng ở nướu là gì

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp bạn hạn chế tình trạng nhiệt miệng diễn biến trầm trọng hơn

3. Những thực phẩm nên và không nên dùng khi bị nhiệt miệng

3.1. Thực phẩm không nên ăn khi bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng phần lớn là do chế độ sinh hoat, ăn uống không lành mạnh, do đó bạn cần hạn chế ăn những dạng thực phẩm dưới đây:

Không ăn đồ cay, nóng hoặc có tính nóng

Những đồ ăn chứa nhiều ớt hoặc có tính cay như gừng, ớt, tỏi,… nên loại bỏ ngay lập tức. Các món ăn này sẽ khiến tình trạng bệnh của bạn thêm nặng và khó chữa lành hơn.

Không uống đồ có cồn hoặc có chứa cafein

Khi bị nhiệt miệng, bạn nên tránh những loại đồ uống có cồn và chứ cafein bởi đây là những loại có tính nóng rất cao. Vì vậy nó cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng.

Hạn chế các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên, xào

Những món ăn có chứa dầu mỡ sẽ khiến cơ thể bạn bị nóng. Khi tiêu thụ quá nhiều loại thức ăn này, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như các cơ quan trong cơ thể.

3.2. Thực phẩm cho người bị nhiệt miệng nên sử dụng

Những thực phẩm sau đây sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị căn bệnh nhiệt miệng hiệu quả:

Canh rau ngót

Rau ngót là loại rau xanh có tính mát, vị ngọt thanh giúp giải nhiệt cơ thể và giải độc rất hiệu quả. Lá rau ngót có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin C, chất xơ. Bên cạnh đó, rau ngót cũng cung cấp thêm các khoáng chất như: canxi, photpho… để giúp bạn điều trị bệnh nhiệt miệng hiệu quả.

Cháo cá lóc

Nếu bạn bị nhiệt miệng nặng, cảm thấy đau nhức và không muốn ăn thì cháo cá lóc sẽ là thức ăn tốt nhất vì độ mềm, dễ ăn mà không cần phải hoạt động cơ miệng quá nhiều. Nếu ăn cháo các lóc thường xuyên bạn sẽ thấy rất hiệu quả trong điều trị nhiệt miệng, những mụn nước hay vết loét ở miệng sẽ dần giảm đi và dần biến mất.

Canh mướp đắng

Mướp đắng là loại thực phẩm bổ dưỡng và có có chứa hàm lượng vitamin C cao gấp 5-20 lần dưa chuột. Vị đắng của khổ qua có chức năng giúp chúng ta bảo vệ tim mạch, tăng cường miễn dịch, nhất là công dụng giải nhiệt cơ thể và thải độc nhanh chóng. Do đó, đây cũng là loại thực phẩm tốt cho người bị nhiệt miệng.

tìm hiểu về nhiệt miệng ở nướu

Canh mướp đắng là một trong những món nên ăn khi bị nhiệt miệng

Bạn cần lưu ý rằng việc bị loét miệng ở nướu nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, do đó đừng quên duy trì lối sống khoa học và thăm khám kịp thời nếu có dấu hiệu bệnh để bảo vệ sức khoẻ của mình nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital