Viêm quanh cuống răng là một bệnh lý phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và có nguy cơ gây ra hoại tử tuỷ. Vậy triệu chứng viêm quanh cuống răng là gì và làm sao để điều trị được bệnh lý này?
Menu xem nhanh:
1. Viêm quanh cuống răng là bệnh lý gì?
Viêm quanh cuống răng là bệnh xuất hiện khi phần mô quanh cuống răng bị viêm nhiễm do vi khuẩn ái khí và yếm khí xâm nhập vào từ đường mô tuỷ viêm hoặc mô nha chu viêm.
2. Nguyên nhân viêm quanh cuống răng
2.1 Do vi khuẩn
Vi khuẩn xâm nhập từ lỗ sâu vào trong, giải phóng hàng loạt chất có độc tính vào mô quanh cuống răng và gây nên hiện tượng viêm nhiễm. Những loại vi khuẩn gây bệnh bao gồm:
– Nội độc tố và ngoại độc tố sinh ra từ vi khuẩn.
– Enzyme gây nên tiêu protein.
– Enzyme huỷ cấu trúc sợi chun và sợi tạo keo.
– Thành phần gây tiêu xương: prostaglandin và interleukin 6.
2.2 Do sang chấn răng
– Sang chấn cấp tính: Do việc tác động quá mạnh lên răng, khiến cho mạch máu quanh cuống răng bị đứt, từ đó vi khuẩn dễ xâm nhập vào và gây viêm nhiễm.
– Sang chấn mạn tính: Do gặp các chấn thương nhẹ: nghiến răng, cắn chỉ, cắn đinh,….lặp lại liên tục gây nên tổn thương.
2.3 Sai sót trong điều trị
Nếu thực hiện thăm và điều trị các bệnh lý về răng tại các cơ sở nha khoa kém chất lượng, người bệnh có thể gặp những hiện tượng như: chất hàn thừa chụp quá cao, sang chấn khớp cắn, sai sót khi điều trị tuỷ……
3. Triệu chứng viêm quanh cuống răng
Những biểu hiện đặc trưng của bệnh lý này có thể kể đến như:
– Mệt mỏi, sốt cao ≥ 38 ̊C.
– Có dấu hiệu nhiễm khuẩn: môi khô, lưỡi bị bẩn, có phản ứng hạch ở hàm dưới hoặc phần cằm.
– Người bệnh bị đau nhức răng: Cơn đau liên tục, nghiêm trọng, bị lan đến vùng nửa đầu. Đặc biệt, cơn đau sẽ rõ rệt hơn khi nhai, không cảm thấy thuyên giảm dù đã dùng thuốc giảm đau. Có cảm giác đau răng trước khi cắn, khiến bệnh nhân bị đau, không dám nhai.
– Vùng da tương ứng ở chỗ nhổ răng sưng nề, đỏ lên, có hạch và ấn vào thấy đau.
– Răng có thể bị đổi màu hoặc không.
– Khi đi thăm khám thường thấy bị tổn thương (sâu răng chưa được hàn, răng bị bệnh lý nhưng chưa được điều trị,….)
– Gõ dọc răng cảm giác đau dữ dội hơn gõ ngang.
– Niêm mạc vùng ngách lợi sưng nề, mô lỏng lẻo ra, tấy đỏ.
4.Phương pháp điều trị viêm quanh cuống răng
4.1 Nguyên tắc điều trị
– Phải loại bỏ được toàn bộ phần mô nhiễm khuẩn và hoại tử ở bên trong ống tuỷ.
– Dẫn lưu tốt được với phần mô viêm vùng cuống.
– Hệ ống ống tuỷ cần được hàn kín, mô cuống đươc hồi phục.
– Nếu điều trị nội nha không hiệu quả, phải thực hiện phẫu thuật cắt cuống răng.
4.2 Phác đồ điều trị
Thực hiện dẫn lưu buồng tuỷ, sau đó dùng thuốc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn yếm khí và Gram (-), kết hợp điều trị giảm đau, nâng cao thể trạng người bệnh để có thể điều trị nội nha.
4.3 Phương pháp chữ viêm cuống răng
Điều trị toàn thân
Đối với tình trạng thể bệnh đau (viêm quanh cuống cấp hay áp xe quanh cuống cấp) thì phải điều trị toàn thân bằng thuốc kháng sinh, đặc biệt trong trường hợp áp xe quanh cuống cấp và viêm mô tế bào.
Điều trị nội nha
– Làm sạch và tạo hình phần hệ thống ống tuỷ.
– Đặt Ca(OH)2 vào trong ống tuỷ với mục đích trung hoà mô viêm vùng cuống, sát khuẩn được hệ thống ống tuỷ.
– Tiến hành hàn kín hệ thống ống tuỷ.
– Phục hồi thân răng.
Điều trị phẫu thuật
Bệnh nhân sẽ được tiến hành điều trị viêm cuống quanh răng trong các trường hợp như:
– Khi đã thực hiện điều trị nội nha hiện tượng viêm quanh cuống răng nhưng không phục hồi do các nguyên nhân khác nhau.
– Đã thực hiện điều trị nội nha nhưng viêm nhiễm quan cuống răng không tiến triển, bác sĩ phải thực hiện phẫu thuật để có thể lấy đi toàn bộ lớp vỏ nang, có thể cắt phần cuống răng hoặc không. Nếu được chỉ định cắt cuống răng thì bác sĩ sẽ tiến hành hàn ngược cuống răng.
Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về các triệu chứng viêm quanh cuống răng. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì xoay quanh bệnh lý này, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn chi tiết và chính xác nhất nhé.