Nhận biết các triệu chứng viêm lợi và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Viêm lợi là bệnh lý răng miệng thường gặp ở mọi đối tượng do các tác nhân có hại gây ra tình trạng viêm, nhiễm trùng nướu răng. Viêm lợi ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng và có thể khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin bởi tình trạng hôi miệng. Nghiêm trọng hơn, nếu viêm lợi không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới các biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí là mất răng. Vậy làm cách nào để nhận biết các triệu chứng viêm lợi để có thể phòng và điều trị bệnh đúng cách, hãy cùng theo dõi ngay bài viết sau đây.

1. Viêm lợi là gì?

Viêm lợi là tình trạng viêm nhiễm ở các tổ chức nướu răng do vi khuẩn có hại gây ra. Bệnh thường hình thành do vệ sinh răng miệng kém khoa học khiến mảng bám, cao răng tồn tại lâu ngày và trở thành môi trường lý tưởng để các vi khuẩn, vi sinh vật có hại phát triển.

Lợi có chức năng bảo vệ, che chở và giữ vững sự chắc khỏe cho chân răng. Tuy nhiên, lợi cũng là bộ phận nhạy cảm, rất dễ bị các tác nhân có hại tấn công và gây bệnh. Do vậy, tình trạng viêm lợi khá phổ biến ở rất nhiều người.

Bệnh mang tới nhiều phiền toái cho mọi người trong quá trình sinh hoạt do những cơn đau nhức, sưng tấy… Mặc dù việc điều trị không quá khó khăn nhưng nguy cơ biến chứng viêm tủy răng, mất răng là rất lớn nếu mọi người chủ quan trong việc điều trị hoặc chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Viêm lợi là tình trạng viêm nhiễm ở các tổ chức nướu răng do vi khuẩn có hại gây ra

Viêm lợi là tình trạng viêm nhiễm ở các tổ chức nướu răng do vi khuẩn có hại gây ra

Viêm lợi tiến triển thành hai giai đoạn chính là viêm lợi cục bộ, viêm cận răng. Viêm lợi cục bộ là giai đoạn nhẹ, thường không gây ra quá nhiều bất tiện và có thể điều trị dễ dàng, nhanh chóng. Viêm cận răng là sự tổn thương các mô nướu sát với chân răng, gây ra tình trạng tụt lợi và có thể làm lung lay, suy yếu răng. Ở giai đoạn này, việc điều trị khá phức tạp và chân răng bị lộ ra có thể dễ dàng bị viêm nhiễm, sâu răng.

2. Nguyên nhân viêm lợi

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm lợi chính là vi khuẩn từ các mảng bám, cao răng tấn công mô nướu. Điều này hình thành do quá trình vệ sinh răng miệng chưa khoa học hoặc không vệ sinh răng miệng, đặc biệt là sau khi ăn uống. Những người có cấu trúc hàm răng khấp khểnh, lệch lạc nhiều cũng có thể dễ dàng viêm nhiễm hơn do việc vệ sinh răng miệng khó khăn.

Ngoài ra, viêm lợi cũng có thể hình thành do hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, không thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Tình trạng này thường diễn ra ở những đối tượng như:

– Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn hoàn thiện hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu ớt.

– Người cao tuổi, răng hàm đang trong thời kỳ lão hoá khiến việc viêm nhiễm dễ dàng diễn ra hơn.

– Người mắc một số bệnh lý toàn thân làm ảnh hưởng tới sức đề kháng của cơ thể như ung thư, tiểu đường, bệnh về đường tiêu hoá, dạ dày…

Một chế độ sinh hoạt kém lành mạnh, ăn uống quá nhiều thực phẩm chứa đường, hút thuốc, uống rượu bia… cũng dễ dàng gây ra tình trạng viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng…

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm lợi chính là vi khuẩn từ các mảng bám, cao răng tấn công mô nướu

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm lợi chính là vi khuẩn từ các mảng bám, cao răng tấn công mô nướu

3. Triệu chứng viêm lợi

Nhận biết sớm các triệu chứng viêm lợi đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mọi người chủ động thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách. Khi bị viêm lợi, mọi người thường gặp phải các tình trạng như:

– Sưng tấy nướu răng

– Mẩn đỏ, đau buốt nướu

– Tụt lợi

– Có dịch mủ

– Cao răng nhiều

– Chảy máu chân răng

Hôi miệng

Ở mức độ nhẹ, viêm lợi không gây ra quá nhiều hệ luỵ với sức khỏe người bệnh và vệ sinh, chăm sóc khoa học có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên chủ quan có thể khiến nguy cơ gặp phải biến chứng cao hơn, điều trị phức tạp hơn.

Thời gian dài, không chỉ mất răng mà sức khỏe toàn thân cũng có thể bị ảnh hưởng, gây liệt mặt, viêm phổi, nhiễm trùng huyết…

Do vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường kể trên, mọi người nên tới ngay các cơ sở y tế để bác sĩ nha khoa thăm khám, điều trị với phác đồ phù hợp.

Triệu chứng viêm lợi thường gặp là sưng tấy nướu, có dịch mủ bất thường

Triệu chứng viêm lợi thường gặp là sưng tấy nướu, có dịch mủ bất thường

4. Điều trị viêm lợi

4.1. Điều trị không phẫu thuật

Áp dụng đối với những trường hợp bệnh ở giai đoạn khởi phát, khi có các triệu chứng viêm lợi nhẹ thì bác sĩ có thể tiến hành lấy cao răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sẽ kê đơn thuốc điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau… để điều trị viêm lợi mức độ nhẹ. mắc viêm lợi nhẹ, ở giai đoạn đầu với các triệu chứng chưa nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng và sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau… để điều trị viêm lợi.

4.2. Điều trị phẫu thuật

Áp dụng trong trường hợp tình trạng viêm nặng, tổn thương mô nướu nghiêm trọng và bị tụt lợi. Khi bị tụt lợi, răng không được bảo vệ nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh. Do vậy, các bác sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ lợi bị viêm nhiễm và ghép vạt lợi cho răng. Phương pháp này giúp tái tạo lại các mô lợi, đảm bảo khỏe mạnh. Phẫu thuật ghép vạt lợi là kỹ thuật phức tạp, cần được thực hiện tại phòng nha trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết, thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất cho người bệnh.

Điều trị viêm lợi được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn, hiệu quả

Điều trị viêm lợi được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn, hiệu quả

Theo đó, khi phát hiện các triệu chứng viêm lợi, mọi người cần tới nha khoa để được thăm khám và điều trị sớm. Điều này có thể giúp cho quá trình điều trị diễn ra dễ dàng, khả năng hồi phục cao hơn và ít tốn kém về thời gian, chi phí hơn.

5. Phòng bệnh viêm lợi

Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm lợi chính là xây dựng chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng khoa học để hàm răng luôn chắc khỏe. Do đó, mọi người cần:

– Đánh răng đều đặn 2-3 lần/ngày sau khi ăn, thức dậy hoặc trước khi đi ngủ.

– Đánh răng bằng bàn chải lông mềm để bảo vệ nướu, tránh gây trầy xước, chảy máu chân răng.

– Sử dụng máy tăm nước giúp làm sạch kẽ răng tốt hơn vì bàn chải có thể khó tiếp cận vào những vị trí đó.

– Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau khi ăn cũng sẽ giúp quá trình vệ sinh răng miệng diễn ra hiệu quả hơn.

– Massage nhẹ nhàng nướu để kích thích máu lưu thông dễ dàng, giúp răng lợi khỏe mạnh hơn.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, có gas…

– Lấy cao răng thường xuyên theo chỉ dẫn của các bác sĩ nha khoa, từ 3-6 tháng/lần.

– Thăm khám định kỳ để chủ động điều trị bệnh lý nha khoa khi ở giai đoạn ban đầu giúp bảo vệ sức khỏe hàm răng một cách tốt hơn.

Đánh răng đều đặn 2-3 lần/ngày sau khi ăn, thức dậy hoặc trước khi đi ngủ để ngăn ngừa viêm lợi

Đánh răng đều đặn 2-3 lần/ngày sau khi ăn, thức dậy hoặc trước khi đi ngủ để ngăn ngừa viêm lợi

Các triệu chứng viêm lợi thường rất dễ phát hiện ra, tuy nhiên mọi người có thể chủ quan, xem nhẹ bệnh này. Do vậy, nguy cơ biến chứng viêm lợi với tỷ lệ người mắc phải là không nhỏ. Mọi người cần bảo vệ, chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa viêm lợi ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital