Nguyên nhân viêm phế quản cấp và cách xử trí

Tham vấn bác sĩ

Nhận biết nguyên nhân viêm phế quản cấp để có cách điều trị phù hợp vô cùng cần biết. Việc chậm trễ trong điều trị sẽ khiến sức khoẻ người bệnh suy giảm nhanh chóng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Tìm hiểu về viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính, gây ra một số triệu chứng như:

– Ho

– Thở khò khè

– Mệt mỏi

– Sốt

– Đau họng

– Tiết nhiều đờm

Một số trường hợp bệnh có thể tự khỏi sau 1-2 tuần nhiễm bệnh nhưng có nhiều trường hợp gặp biến chứng nguy hiểm do không được điều trị sớm.

Chuyên gia cảnh báo viêm phế quản cấp có thể dẫn đến một số biến chứng như:

– Viêm phế quản mạn tính

– Viêm phổi

– Áp xe phổi

Hen phế quản

– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

– Bệnh tim mạch

Nguyên nhân viêm phế quản cấp thường do virus, vi khuẩn

Nếu không được điều trị, viêm phế quản cấp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với tim, phổi

2. Lý giải nguyên nhân viêm phế quản cấp

2.1. Nguyên nhân viêm phế quản cấp do virus phổ biến

Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm phế quản cấp. Theo thống kê, các virus thường gặp có thể bao gồm:

– Virus herpes

– Corana virus

– Virus cúm A – B

– Cúm gia cầm

– Cúm lợn …

Người bệnh viêm phế quản cấp cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân viêm phế quản cấp

Người bệnh viêm phế quản cấp cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh

2.2. Vi khuẩn

Đây cũng là nguyên nhân viêm phế quản cấp thường gặp tương tự virus. Các nhóm vi khuẩn gây bệnh có thể kể đến là:

– Haemophylus influenzae

– Tụ cầu

– Liên cầu

– E. coli,….

2.3. Sức đề kháng yếu

Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm do bệnh nền, bệnh lý sẵn có hoặc do cảm lạnh, cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng đường phế quản.

2.4. Nguyên nhân viêm phế quản cấp do thời tiết thay đổi

Thời tiết đột ngột chuyển lạnh, niêm mạc hô hấp rất dễ kích ứng, gây sưng viêm.

2.5. Khói thuốc lá

Cho dù là hút thuốc lá chủ động hay thụ động thì sức khoẻ của bạn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hệ hô hấp cũng không ngoại lệ, chất Nicotin trong thuốc lá gây hại tới niêm mạc đường hô hấp.

2.6. Hoá chất

Nhiều loại hoá chất như các loại hạt, vải dệt, hơi hoá chất độc hại có thể gây kích ứng phổi nếu bạn tiếp xúc liên tục trong thời gian dài.

3. Thông tin triệu chứng viêm phế quản cấp

Biểu hiện viêm phế quản cấp thường không khó để nhận biết, tuy nhiên nhiều người cho rằng đây chỉ là dấu hiệu của cảm cúm thông thường. Một số biểu hiện cảnh báo cho viêm phế quản cấp như sau:

– Ho: đây là dấu hiệu xảy ra liên tục và kéo dài, thường là ho khan, ho thành tiếng, ho có đờm. Ho kèm theo triệu chứng đau tức ngực, chảy nước mũi cho thấy phổi có thể đang bị viêm.

– Đau họng: cổ họng thường sưng to, ngứa rát, đau khi nuốt.

– Sốt: sốt theo cơn hoặc sốt liên tục, cũng có trường hợp không bị sốt.

– Tiết đờm: phản ứng viêm sẽ gây ra hiện tượng tiết dịch đờm. Người bị viêm phế quản cấp có thể ho ra đờm xanh, trắng hoặc vàng.

– Thở khò khè: thành phế quản khi viêm sẽ sưng lên, phù nề gây hẹp lòng phế quản nên không khí khi đi qua khe hẹp sẽ gây ra tiếng khò khè.

– Mệt mỏi: người mắc bệnh thường chán ăn, uể oải, da xanh xao.

– Một số triệu chứng khác có thể là khó thở, thở nhanh, hụt hơi.

Nếu các triệu chứng trên kéo dài trên 5 ngày, người bệnh cần đến chuyên khoa Hô hấp để được thăm khám và chẩn đoán cũng như tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

4. Tìm hiểu các cách điều trị viêm phế quản cấp

Tuỳ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ ra phương pháp điều trị phù hợp cũng như các lưu ý trong ăn uống, sinh hoạt để giảm triệu chứng, nâng cao sức khoẻ cho người bệnh.

4.1. Điều trị viêm phế quản cấp tính bằng thuốc

Nguyên nhân viêm phế quản thường do virus, vi khuẩn gây nên, vì vậy, bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp với từng loại vi khuẩn gây bệnh. Mục đích là tiêu diệt chúng nhanh, chính xác, cải thiện tình trạng bệnh.

Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả thăm khám và tìm ra nguyên nhân viêm phế quản cấp

Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp cho người bệnh

4.2. Điều trị nhóm triệu chứng viêm phế quản cấp

Người bệnh sốt cao, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hạ sốt. Nếu người bị viêm phế quản cấp ho kéo dài, bác sĩ sẽ kê thuốc ho. Tương tự với triệu chứng tiết đờm hay khó thở, bệnh nhân sẽ được sử dụng các loại thuốc phù hợp.

Lưu ý việc sử dụng thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa kê đơn, tư vấn liều lượng và cách sử dụng phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý uống thuốc truyền miệng, tự mua thuốc theo đơn người khác sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng.

4.3. Điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt ở người bệnh viêm phế quản

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp cũng là phương pháp quan trọng trong điều trị viêm phế quản cấp tính. Người bệnh nên lưu ý các quy tắc sau:

– Kiêng thực phẩm cay nóng vì đây là yếu tố làm lớp niêm mạc họng ngày càng sưng viêm, khiến cổ họng hô và kích thích ho nhiều hơn.

– Hạn chế thực phẩm như tôm, cua, ốc, … vì có thể gây dị ứng, ho, …

– Ăn đa dạng thực phẩm, tăng cường bổ sung các món nhiều vitamin nhất là vitamin C để tăng sức đề kháng chống lại virus, vi khuẩn.

– Ăn nhiều hoa quả, rau xanh giàu chất xơ.

– Tránh xa thuốc lá cũng như khói thuốc.

– Hạn chế đến những nơi nhiều khói bụi, ô nhiễm không khí.

– Giữ ấm cơ thể đặc biệt vùng họng, nhất là khi trời lạnh và khi thời tiết thay đổi.

– Tập thể dục thường xuyên để nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, ngăn virus và vi khuẩn xâm nhập.

– Uống nhiều nước ấm để làm dịu cổ họng, ấm cơ thể và loãng đờm.

– Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý ngày từ 2-3 lần.

– Đeo khẩu trang thường xuyên để tránh tiếp xúc với bụi bẩn cùng các tác nhân gây bệnh khác.

4.4. Lưu ý cho người bị viêm phế quản cấp

Trong quá trình điều trị cần tái khám đúng lịch và đi khám ngay khi có biểu hiện bất thường. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khoẻ và hiệu quả của các phương pháp điều trị, từ đó thay đổi phác đồ sao cho phù hợp nhất. Việc thăm khám với chuyên gia rất quan trọng, để có phương pháp điều trị an toàn, ngăn ngừa tối đa nguy cơ bệnh tiến triển nặng cũng như biến chứng xuất hiện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital