Nguyên nhân và giải pháp tình trạng hôi miệng răng chảy máu

Tham vấn bác sĩ

Hôi miệng răng chảy máu là tình trạng không hiếm gặp hiện nay. Điều này gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày và khiến người mắc mất tự tin. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng hôi miệng kèm chảy máu chân răng và phương pháp điều trị là gì?

1. Thế nào là tình trạng hôi miệng răng chảy máu?

Chảy máu chân răng kèm mùi hôi miệng là hiện tượng khi phần chân răng tự chảy máu dù không chịu bất kì tác động cơ học nào. Khi đó, bệnh nhân có thể xuất hiện hôi miệng do răng bị chảy mủ hình thành mùi hôi khó chịu.

hôi miệng răng chảy máu

Tình trạng chảy máu chân răng kèm hôi miệng có thể là báo động cho những vấn đề nghiêm trọng

Khi người bệnh càng chép miệng nhiều, máu chân răng sẽ chảy càng nhiều hoặc máu chảy nhiều khi đánh răng có thể là dấu hiệu cho thấy ta cần tới gặp bác sĩ ngay. Rất có thể đây là triệu chứng của các bệnh răng miệng. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Nguyên nhân khiến chảy máu chân răng và hôi miệng

Chảy máu chân răng kèm miệng có mùi khó chịu thường xuất hiện cùng nhau do một số nguyên nhân sau:

2.1 Viêm nướu

Hầu hết những người bị viêm nướu khi tình trạng răng miệng có nhiều mảng bám lâu ngày. Những mảng bám này có thể tập hợp lại những mảnh vụn và vi khuẩn, bám vào răng.

Việc đánh răng có thể hỗ trợ loại bỏ những mảng bám và ngăn ngừa tình trạng sâu răng. Tuy nhiên, những mảng bám nếu như nằm ở trên viên nướu thì có thể không dễ dàng loại bỏ bằng phương pháp đánh răng thông thường. Khi đó, người bệnh nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc tới gặp bác sĩ lấy cao răng.

Trong trường hợp mảng bám được xử lý sai cách sẽ ngày càng cứng lại. Chúng dần hình thành vụn răng và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Chính sự tích tụ mảng bám này cũng có thể gây bệnh viêm nướu. Bệnh lâu ngày không điều trị phù hợp sẽ gây hôi miệng chảy máu răng.

2.2 Viêm nha chu

Bệnh viêm nha chu là tình trạng khi viêm nướu tiến triển nặng hơn. Viêm nha chu có thể gây ra hiện tượng miệng có mùi khó chịu, chảy máu chân răng hoặc thậm chí là răng bị gãy, rụng sớm.

2.3 Sâu răng

Những vị trí răng có men răng bị ăn mòn chính là những vị trí lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Chúng gây viêm nhiễm và sẽ ảnh hưởng đến cả phần lợi của người bệnh. Đây cũng chính là một trong những nguyên do dẫn tới hiện tượng bị chảy máu răng, miệng có mùi hôi.

2.4 Áp xe răng

Khi răng đã bị sâu quá nặng sẽ gây ảnh hưởng tới tủy răng. Tủy răng bị viêm nhiễm nặng có thể gây xuất hiện mủ ở xung quanh chân răng. Từ đó, nguy cơ chảy máu chân răng kèm hôi miệng sẽ tăng cao.

2.5 Do sử dụng thuốc

Nhiều trường hợp, bệnh nhân sử dụng loại thuốc có công dụng chống đông máu để điều trị bệnh như đau thắt ngực cũng có thể dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng và mùi hôi. Hay những trường hợp sử dụng thuốc tránh thai cũng khiến nguy cơ chảy máu răng hôi miệng cao hơn.

2.6 Cơ thể thiếu chất

Việc cơ thể bị thiếu những chất như canxi, vitamin C, vitamin K, … cũng là lý do dẫn tới bị hôi miệng răng chảy máu. Điều này là bởi đây là những chất hỗ trợ bảo vệ răng chắc khỏe. Nhờ vậy, răng có thể chống lại sự tấn công của những vi khuẩn gây hại. Đặc biệt, vitamin K là chất có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Vì vậy nên việc thiếu hụt vitamin K sẽ khiến máu khó đông hơn.

2.7 Thói quen sinh hoạt

Một số thói quen sinh hoạt thường nhật cũng là lý do có thể dẫn tới tình trạng này. Điển hình như việc đánh răng quá mạnh khiến chân răng tổn thương, chảy máu. Tình trạng này lâu ngày sẽ gây nên viêm lợi. Ngoài ra, nhiều người không có thói quen súc miệng sau khi ăn uống hay dùng chỉ nha khoa thì lâu ngày, lợi cũng có thể tổn thương.

3. Hiện tượng hôi miệng răng chảy máu có nguy hiểm không?

hôi miệng răng chảy máu

Mức độ nguy hiểm của hôi miệng kèm răng chảy máu phụ thuộc vào nguyên do gây bệnh

Hiện tượng miệng có mùi kèm răng chảy máu có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên do gây bệnh. Nếu như nguyên nhân bắt nguồn từ những thói quen hàng ngay hay sự thiếu hụt chất thì không quá đáng ngại, có thể điều trị đơn giản. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là từ những bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, bệnh nha chu, … thì bệnh nhân cần sớm tới gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị, tránh biến chứng. Tình trạng này nếu kèm theo biểu hiện chán ăn, sút cân, mệt mỏi, … thì rất nguy hiểm. Nguy cơ cao đây chính là triệu chứng của các bệnh lý tiểu đường, bị rối loạn máu đông, …

4. Phương pháp điều trị chảy máu chân răng kèm hôi miệng

4.1 Điều trị tại nha khoa

Khi phát hiện bản thân bị răng chảy máu và mùi hôi hay có kèm một số biểu hiện khác, ta nên nhanh chóng:

– Tới bệnh viện, gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra. Sau khi đã xác định tình trạng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cụ thể.

– Lấy cao răng, đánh bay những mảng bám bẩn giúp răng thêm khỏe mạnh.

– Nếu hiện tượng này là do những nguyên nhân bệnh lý, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị chuyên biệt cho từng bệnh phù hợp.

4.2 Thực hiện chăm sóc tại nhà

răng chảy máu

Thực hiện vệ sinh đúng cách giúp răng thêm khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh lý

Bên cạnh điều trị nha khoa, ta cũng nên thực hiện các bước chăm sóc răng miệng tại nhà phù hợp:

– Vệ sinh răng miệng đều, sạch: Điều này sẽ giúp khoang miệng trở nên sạch hơn, ngăn chặn sự tấn công, sinh sôi của vi khuẩn. Cụ thể, người bệnh nên thực hiện chải răng đúng cách khoảng 2-3 lần mỗi ngày. Bên cạnh đó, ta hãy kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để tối ưu hiệu quả làm sạch.

– Chế độ ăn phù hợp: Việc lựa chọn một chế độ ăn uống, hình thành thói quen sinh hoạt hợp lý cũng rất cần thiết. Ta nên lựa chọn những thực phẩm phù hợp, bổ sung dưỡng chất giúp phòng ngừa các bệnh lý răng miệng như rau củ, cần tây, …

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và phương pháp điều trị hôi miệng răng chảy máu. Hy vọng mỗi người đã lưu lại được những kiến thức để áp dụng khi cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital