Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI

Trần Thị Huân

Trưởng Khoa Dinh dưỡng

Theo Tổ chức Unicef, Việt Nam là một trong 34 quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với thực trạng trẻ em bị suy dinh dưỡng cao nhất. Trẻ bị thiếu dinh dưỡng cấp tính nặng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Có nhiều nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng mà các phụ huynh không thể xác định chính xác, từ đó sẽ không có hướng khắc phục hiệu quả. Khoa Dinh dưỡng Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín trong việc thăm khám và điều trị, phục hồi dinh dưỡng toàn diện cho trẻ thấp còi, biếng ăn, suy dinh dưỡng.

1. Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng do chế độ dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể trẻ đang thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, không đủ năng lượng để học tập và vui chơi hàng ngày. Suy dinh dưỡng có thể xảy ra ngay từ khi bé còn trong bào thai cho đến khi trưởng thành.

Mẹ cai sữa sớm hoặc cho trẻ bú sữa ngoài thay cho sữa mẹ có thể là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng

Nguyên nhân chính đầu tiên dẫn đến tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng là chế độ dinh dưỡng nghèo nàn trong những năm tháng đầu đời.  Đa số xảy ra ở các cha, mẹ thiếu kiến thức nuôi con như:

– 12 tháng đầu, mẹ cai sữa sớm hoặc cho trẻ bú sữa ngoài thay cho sữa mẹ. Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng là nên cho trẻ bú sữa mẹ trong 12 tháng đầu tiên vì sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ nhỏ. Trong khi đó, một số mẹ thực hiện cai sữa sớm cho con nhưng lại không bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng trẻ em bị suy dinh dưỡng mà nhiều mẹ không biết.

– Cho trẻ ăn dặm sai cách: cai sữa và cho trẻ ăn dặm sớm để trẻ trở nên cứng cáp hơn là quan điểm sai lầm của nhiều bà mẹ hiện nay. Bởi nếu như mẹ cho con ăn dặm không đúng cách thì rất dễ trẻ có nguy cơ thấp còi, chậm tăng cân. Do vậy, chế độ ăn dặm của trẻ nhỏ đặc biệt là trong giai đoạn đầu cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng để có một chế độ  phù hợp cho trẻ.

– Khẩu phần ăn không cung cấp đủ năng lượng cho trẻ: trẻ em là đối tượng cần bổ sung năng lượng cho cho sự phát triển thể trạng và trí óc. Không những vậy, trẻ em còn chạy nhảy thường xuyên, do đó nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng thì lúc này lượng tiêu hao sẽ cao hơn lượng hấp thụ và đây là nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng.

2. Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng do mắc các bệnh lý

Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng có thể là do mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa

Trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa hoặc trải qua một đợt bệnh, mà phụ huynh không có chế độ chăm sóc tốt để phục hồi sức khỏe cho con. Những bệnh có thể gây nên tình trạng này bao gồm:

– Thường xuyên nôn trớ hoặc đi ngoài phân lỏng trong một thời gian dài làm mất các chất dinh dưỡng.

– Trẻ bị viêm đại tràng, nhiễm khuẩn đường ruột làm giảm khả năng dung nạp các chất dinh dưỡng thiết yếu từ thức ăn đưa vào.

– Trẻ bị viêm loét dạ dày hoặc các bệnh lý gan mật sẽ thường phải đối mặt với chứng đầy bụng, khó tiêu, làm bé lười ăn, lâu dần gây nên suy dinh dưỡng.

– Các bệnh lý nhiễm trùng tại đường tiêu hóa, hoặc việc lạm dụng sử dụng thuốc kháng sinh sẽ làm mất cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột từ đó làm giảm khả năng hấp thu.

3. Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng bẩm sinh

Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, bị mắc dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh là có tỷ lệ cao bị suy dinh dưỡng hơn trẻ khác.

4. Điều trị trẻ suy dinh dưỡng tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI

Trẻ bị suy dinh dưỡng nếu không được phát hiện chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời sẽ kéo theo hàng loạt những hệ lụy ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, khoa Dinh dưỡng của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI trở thành nơi tin tưởng cho phụ huynh đưa trẻ đến điều trị.

4.1 Quy trình chẩn đoán trẻ bị suy dinh dưỡng

Quy trình chẩn đoán trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi tại Thu Cúc gồm những bước cơ bản sau:

– Thực hiện đo chiều cao và cân nặng của trẻ để đánh giá mức độ suy dinh dưỡng theo chỉ số BMI (đối với trẻ trên 10 tuổi) và theo bảng chỉ số nhân trắc của Tổ chức Y Tế thế giới (WHO). Bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số như cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao để đánh giá.

Bác sĩ sẽ thực hiện đo chiều cao và cân nặng của trẻ để đánh giá mức độ suy dinh dưỡng

– Khai thác tiền sử dinh dưỡng hàng ngày, thói quen ăn uống, vui chơi của trẻ để tìm nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng đồng thời phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Thông thường, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ được chia làm 3 loại: suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi và thể gầy còm.

– Xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ: với trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi thông thường sẽ thực hiện một số xét nghiệm chính như công thức máu toàn phần, đạm toàn phần, xét nghiệm vi khoáng. Bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể từng loại xét nghiệm mà trẻ sẽ thực hiện.

– Từ kết quả của xét nghiệm bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị. Kế hoạch điều trị được lập ra với mục tiêu và cách thức thực hiện phụ thuộc vào từng trường hợp trẻ cụ thể. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường sẽ có chế độ dinh dưỡng đặc biệt hơn.

– Theo dõi, đánh giá: trong quá trình điều trị trẻ suy dinh dưỡng cần giám sát thường xuyên kết hợp kiểm tra cân nặng theo chỉ số nhân trắc học để đánh giá hiệu quả.

4.2 Phác đồ điều trị cho trẻ bị suy dinh dưỡng tại Thu Cúc

Trong phác đồ điều trị trẻ bị suy dinh dưỡng, chế độ ăn cần ưu tiên hàng đầu và đáp ứng đủ hai nguyên tắc là tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng.

Ths.Bs CKI Trần Thị Huân sẽ trực tiếp thăm khám, tìm nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng và tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ

– Tăng năng lượng cho trẻ bằng cách bổ sung thêm lượng dầu mỡ, chất béo tốt bởi chúng sẽ cung cấp năng lượng gấp hai lần tinh bột và chất đạm, đặc biệt là các loại dầu cá hồi, dầu thực vật,… Không những thế chúng còn rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ. Trung bình mỗi khẩu phần ăn mẹ nên cung cấp đủ lượng dầu và mỡ cho trẻ.

– Tăng chất dinh dưỡng: bổ sung 2 – 3 bữa ăn phụ với các chế phẩm từ sữa như sữa chua và phô mai kết hợp các loại hoa quả ngọt. Mỗi bữa chính yêu cầu đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng bao gồm: tinh bột (gạo, bánh mì, các loại đậu), đạm (thịt, cá,…), chất béo (dầu thực vật, mỡ động vật), vitamin và khoáng chất (các loại rau lá xanh, của quả màu đỏ, vàng,..).

Khi trẻ suy dinh dưỡng điều trị tại Thu Cúc sẽ được Ths.Bs CKI Trần Thị Huân người đã có bề dày kinh nghiệm trong chuyên ngành phục hồi dinh dưỡng và công tác tại Viện dinh dưỡng Quốc giá trực tiếp tư vấn và xây dựng phác đồ điều trị. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị tân tiến nhập khẩu từ các nước trên thế giới như Hệ thống xét nghiệm Robot tự động, máy phân tích thành phần cơ thể Tanita – Nhật Bản,… Ngoài ra trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh, bố mẹ sẽ được hỗ trợ tối đa bởi đội ngũ điều dưỡng chuyên nghiệp, nhiệt tình để đảm bảo kết quả điều trị tốt.

Với những ưu điểm trên khoa Dinh dưỡng của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã phục hồi dinh dưỡng thành công cho nhiều trẻ chậm tăng cân, kém phát triển chiều cao, trẻ biếng ăn, thấp còi, suy dinh dưỡng, trở thành địa chỉ uy tín, top 3 bệnh viện tư nhân có điểm chất lượng tốt nhất tại Hà Nội.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital