Nguyên nhân hóc dị vật khiến ai cũng bất ngờ

Tham vấn bác sĩ

Nguyên nhân hóc dị vật tưởng chừng như từ những vấn đề nghiêm trọng nhưng thực ra lại rất đơn giản. Chính bởi sự đơn giản này mà nhiều người thường không đề phòng những tình huống hằng ngày có thể gây hóc dị vật cho chính mình và những người xung quanh. Hãy cùng khám phá xem nguyên nhân gây hóc dị vật là những gì, để từ đó có cách phòng tránh hiệu quả cho bản thân và mọi người qua bài viết dưới đây.

1. Hóc dị vật và nguyên nhân gây hóc bất ngờ

1.1. Tổng quan

Hóc dị vật là một trong những tai nạn tai mũi họng khá phổ biến trong đời sống hiện nay. Đó là hiện tượng có dị vật xuất hiện khu vực hầu họng thông qua đường từ miệng họng đi xuống. Dị vật gây hóc rất đa dạng, kể cả về kích thước, hình dạng hay chất liệu. Đó có thể là đồ chơi hoặc bất cứ vật nhỏ nào đó trẻ vô ý ngậm nuốt (viên bi, mảnh ghép nhựa/gỗ, cúc áo, hạt vòng,..), có thể là những nguyên liệu cứng trong ăn uống (hạt lạc, hạt đậu, xương, vỏ ốc, vảy cá, hột trái cây,…), có thể là các đồ dùng hằng ngày (nắp bút, nhẫn, đồng xu, túi nilon,…).

Nguyên nhân hóc dị vật do đâu

Có nhiều vật quanh chúng ta có thể trở thành dị vật gây hóc

Nhìn chung, dị vật gây hóc có thể ở xung quanh ta. Trong đó, phổ biến nhất là hóc xương và đồ chơi, vật dụng trong nhà. Hầu hết các trường hợp hóc thường ở trẻ nhỏ và người già. Thế nhưng, rất nhiều trường hợp người lớn cũng bị mắc hóc nặng, cần được điều trị để tránh tình trạng nguy kịch.

1.2. Nguyên nhân và nguy cơ gây hóc dị vật

Hầu hết các tình huống hóc dị vật đều đến từ nguyên nhân rất đơn giản: việc không chú ý trong ăn uống. Đây là yếu tố cơ bản khiến thức ăn không được nghiền nát hoàn toàn và mắc hóc ở cổ họng. Vấn đề này cũng khiến nhiều người nuốt vội mà không biết trong miệng có dị vật có thể gây hóc.

Với trẻ em, sự nghịch ngợm, tò mò lại là nguyên nhân chính. Với các trẻ sơ sinh, việc cầm nắm đồ vật đưa lên miệng nhai cắn là cơ chế tự nhiên mà bố mẹ cần đề phòng. Nhiều trẻ thường có xu hướng ngậm đồ lạ trong miệng và vô tình nuốt vào không hay. Đây cũng là thói quen của nhiều người khi cần suy nghĩ.

Một số người có thanh họng hẹp cũng có thể dễ bị hóc hơn những người khác. Ngoài ra, với các bệnh nhân mới gây mê, rối loạn chức năng nhai nuốt cũng dễ rơi vào tình huống này.

1.3. Những tình huống phổ biến dẫn đến vấn đề hóc dị vật:

– Khóc hoặc cười đùa khi ăn uống

– Vừa ăn vừa mải mê xem phim hay ca hát

– Bị sặc khi ăn uống

– Vô tình nuốt vì không để ý hoặc mải suy nghĩ trong khi ngậm các đồ vật trong miệng.

– Uống nước suối nhưng không để ý, dẫn đến việc bị các động vật nhỏ (tấc, tắc te,…) chui vào hầu họng.

– Uống thuốc viên quá lớn, không nuốt trôi được.

– Thói quen ngậm đồ trong miệng và vô tình nuốt nuốt.

– Cha mẹ không để ý và trẻ nhặt đồ vật xung quanh rồi cho vào miệng nuốt.

– Người mới phẫu thuật xong nhưng lại ăn các đồ ăn cứng hoặc có xương.

– Trẻ em và người già không đủ răng, khi ăn không nhai kỹ và nuốt dị vật.

– Người già vô tình nuốt răng giả.

Nguyên nhân hóc dị vật vì sao

Hóc dị vật hình thành từ nhiều tình huống

2. Hóc dị vật có thể dẫn đến nguy biến tính mạng

Hóc dị vật không hiếm gặp, thậm chí là rất thường thấy trong cuộc sống. Thông thường, nhiều trường hợp hóc có thể tự bình phục: dị vật trôi từ họng xuống đường tiêu hóa mà không gây cản trở hay tai biến nào. Thế nhưng, hóc dị vật cũng có thể trở nên nguy hiểm.

Trong nhiều trường hợp, dị vật gây hóc có thể làm tổn thương niêm mạc họng, dẫn đến viêm nhiễm, thậm chí tạo thành các mô hoại tử và viêm nhiễm diện rộng, lây lan sang các cơ quan hô hấp. Dị vật cũng có thể rơi xuống đường thở, gây áp xe phế quản, viêm phế quản, xẹp phổi, áp xe phổi,… nếu dị vật sắc cạnh đâm vào các cơ quan này. Dị vật cũng có thể chắn ngang đường thở, gây nên hiện tượng ngạt thở, thậm chí là tắc thở nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, với các dị vật sắc nhọn, dị vật có thể đâm vào các cơ quan quan trọng, có thể làm nhiễm trùng máu hoặc thủng ruột khi rơi xuống đường tiêu hóa.

Có thể nói, hóc dị vật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được gắp dị vật sớm và điều trị tránh biến chứng kịp thời. Rất nhiều trường hợp xương cá đâm xuyên cổ họng, thủng phổi, nhiễm trùng máu,… đã được các cơ quan y tế cảnh báo. Chính vì thế, không nên chủ quan trước vấn đề hóc dị vật. Cần có những cách phòng tránh nguyên nhân hóc dị vật phù hợp và thực hiện lấy dị vật nhanh chóng, đúng cách theo quy định.

3. Phòng và xử lý hóc dị vật đúng cách

3.1. Chẩn đoán và nhận diện hóc dị vật sớm

Hóc dị vật thường không khó để nhận diện. Tai nạn này thường bắt đầu bằng việc cảm thấy nghẹn ứ nơi cổ họng. Người bệnh khó nuốt, nuốt không trôi, đồng thời cảm thấy đau họng, ho nhiều, dãi nhiều do khó nuốt. Trong một số trường hợp dị vật gây tổn thương, có thể cảm thấy máu kèm nước miếng.

Nhiều trường hợp có thể có những dấu hiệu ít hơn. Bệnh nhân chỉ có cảm giác đau họng và có thể nuốt vướng. Tuy nhiên, do những biến chứng không lường của hóc dị vật, người bệnh cần đề phòng, xác định rõ ràng, tránh để tình trạng dị vật qua ngày, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

Nội soi là cách kiểm tra dị vật hầu họng cơ bản. Bên cạnh đó, trong trường hợp khó xác định, việc chụp phim X-quang hoặc CT scan là điều cần thiết mà bác sĩ sẽ chỉ định.

3.2. Xử lý khi đối diện với tai nạn hóc dị vật

Ban đầu, hãy kiểm tra xem có thể nhìn thấy dị vật gây hóc không. Nếu soi họng và nhìn thấy dị vật thì việc xử lý dị vật có thể thực hiện ngay tại nhà với các dụng cụ gắp dị vật hợp lý. Khi gắp dị vật, cần chú ý không để dị vật rơi hoặc đâm vào các vị trí khác.

Trong trường hợp không thể nhìn thấy dị vật ở người bệnh, hoặc bệnh nhân còn quá nhỏ, hoặc dị vật gây đau dữ dội, viêm nhiễm,… bệnh nhân cần sớm đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ tai mũi họng chẩn đoán, gắp dị vật đúng cách và xử lý những hệ quả và nguy cơ biến chứng mà dị vật để lại.

Xác định Nguyên nhân hóc dị vật

Nên sớm đến các cơ sở y tế để đựơc kiểm tra, gắp dị vật đúng cách

3.3. Phòng ngừa tình huống hóc dị vật cho gia đình

Phòng ngừa hóc dị vật bằng cách thực hiện việc cẩn trọng trong ăn uống: nên ăn chậm, nhai kỹ; khi ăn không nên nô nghịch, cười đùa; chuẩn bị đồ ăn cho người già và trẻ em cần cẩn trọng loại bỏ xương cũng như các đồ khô cứng,… Bên cạnh đó, cần thay đổi những thói quen xấu liên quan đến việc ngậm đồ khi làm việc, khi suy nghĩ của người lớn hay thói quen ngậm đồ nói chung của trẻ. Khi sử dụng thuốc, cần cảnh giác để không bị sặc, không để viên thuốc quá lớn mà vẫn uống,…

Đặc biệt, cần chú ý các nguyên nhân hóc dị vật để phòng ngừa đúng cách. Bên cạnh đó, khi nhận thấy những dấu hiệu bị hóc, cần kiểm tra kỹ lưỡng, thậm chí, cần nhờ các chuyên gia y tế kiểm tra để tránh những biến chứng có thể xảy ra mà bản thân không lường trước.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital