Nguyên nhân gây bệnh lao phổi và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ

Lao phổi là một dạng bệnh nhiễm trùng hô hấp gây tổn thương phổi nghiêm trọng và ảnh hưởng đến một số bộ phận khác trên cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh lao phổi, cách điều trị bệnh ra sao, thông tin sẽ có ở bài viết sau đây.

1. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh lao là gì?

Nguyên nhân gây bệnh lao khá đa dạng, cụ thể như sau:

1.1. Sức đề kháng suy giảm

Hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh có khả năng chống lại sự xâm nhập của như phát triển của vi khuẩn lao.

Những người có sức đề kháng kém là đối tượng lý tưởng để loại vi khuẩn này sinh sôi, tấn công cơ thể, gây ra bệnh. Một số bệnh có khả năng làm suy giảm sức đề kháng như:

– HIV/ AIDS

– Bệnh đái tháo đường

Loét dạ dày – tá tràng

Nếu đang mắc những bệnh lý trên, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị để ngăn chặn biến chứng, bảo vệ sức khỏe.

1.2. Stress, căng thẳng là một trong các nguyên nhân gây bệnh lao phổi

Tinh thần căng thẳng, stress là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao phát triển. Lý do là vì khi cơ thể căng thẳng, hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, không đủ sức chống lại các loại vi khuẩn.

1.3. Nguyên nhân gây bệnh lao do môi trường ô nhiễm

Môi trường ô nhiễm với nhiều khí thải, khói bụi, rác bẩn, … làm phổi suy yếu theo thời gian. Vì vậy, nếu gặp phải vi khuẩn lao, con người dễ dàng mắc bệnh.

Điều nên làm là thường xuyên đeo khẩu trang, vệ sinh nơi ở, nơi làm việc để bảo vệ chức năng phổi, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh lao bao gồm ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp

1.4. Làm việc quá sức

Khi làm việc quá sức, cơ thể dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều này cũng khiến hệ miễn dịch suy giảm đáng kể, tạo điều kiện cho vi khuẩn lao tấn công.

1.5. Hút thuốc

Thuốc lá, thuốc lào chứa hàm lượng chất độc hại rất cao. Khói thuốc cũng chứa nhiều chất độc gây ung thư cho cả người hút và người xung quanh. Những người thường xuyên hút thuốc khiến phổi suy yếu và tăng đến 80% nguy cơ bị lao phổi và các bệnh lý hô hấp khác.

2. Cảnh báo biến chứng bệnh lao phổi vô cùng nguy hiểm

Nếu người bệnh lao phổi không được điều trị đúng phác đồ, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng thậm chí đe dọa tới tính mạng:

2.1. Tràn dịch, tràn khí màng phổi

Khoang màng phổi là nơi không có khí hoặc dịch, tác dụng làm nở phổi, giúp con người hít thở dễ dàng. Tràn dịch màng phổi là tình trạng ứ dịch trong khoang màng phổi, tràn khí màng phổi lại là khi khí xâm nhập đầy khoang màng phổi.

Khi lao phổi tấn công, vi khuẩn lao qua lại giữa phổi và khoang màng phổi làm dịch và khí đồng thời tràn ra ồ ạt. Nếu tràn ra nhiều quá gây chèn ép phổi đến mức ngạt thở, không thở được. Do đó, cần xử lý tràn dịch, tràn khí để khai thông đường thở cho người bệnh.

2.2. Xơ phổi

Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng do lao phổi gây ra. Vi khuẩn lao phá hủy phổi theo kiểu lan tràn, mang tính chất mãi mãi. Phổi lúc đó giống như một lá xơ bị thủng lỗ chỗ, mất hoàn toàn chức năng trao đổi khí. Người bị xơ phổi lâu dần sẽ bị suy hô hấp, thậm chí gây tử vong.

2.3. Ho khạc ra máu

Ho ra máu do lao là tình trạng y tế cần được cấp cứu nhanh để hạn chế nguy cơ tử vong. Nguyên nhân là do vi khuẩn lao đã nhiễm và bắt đầu phá hủy phổi, khiến các mạch máu nhỏ ở phế nang cho đến mạch máu lớn bị thủng, làm máu chảy ồ ạt trên diện rộng và rất khó để cầm cự. Lượng máu chảy quá nhiều đến một mức độ nhất định sẽ khiến người bệnh ộc ra, gây bít tắc phế quản, làm tắc thở, suy tuần hoàn và tử vong.

3. Biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi như thế nào?

3.1. Chẩn đoán

Khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng như:

– Sốt nhẹ về chiều

– Đổ mồ hôi trộm

– Chán ăn

– Mệt mỏi, yếu sức

– Đau ngực

– Khó thở

– Hụt hơi

Người bệnh nên đến chuyên khoa Hô hấp để được thăm khám và chẩn đoán cụ thể. Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để ghi lại một số thông tin bao gồm:

– Triệu chứng thường gặp

– Tiền sử gia đình

– Thói quen sinh hoạt

– Bệnh lý, bệnh nền đang mắc phải

– Tính chất công việc, môi trường sống, làm việc

Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số phương pháp chẩn đoán như sau để đưa ra kết luận chính xác:

– Chụp X-quang hoặc chụp CT, MRI phổi

– Đo chức năng hô hấp

– Xét nghiệm mục đích tìm trực khuẩn lao trong đờm bằng kính hiển vi

Chụp X-quang có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây bệnh lao

Chụp X-quang có ý nghĩa lớn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao

3.2. Phương pháp điều trị

Lao phổi là bệnh có thể điều trị nếu người bệnh được chẩn đoán và điều trị sớm, phù hợp. Tuy nhiên, quá trình điều trị đòi hỏi thời gian dài, kiên trì do đó người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị sau:

– Phối hợp nhiều loại thuốc: mục đích tránh xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc. Giai đoạn tấn công có thể phối hợp 3-4 loại thuốc cùng lúc. Giai đoạn duy trì sử dụng phối hợp 2-3 loại thuốc.

– Sử dụng đúng liều: dùng liều thấp không hiệu quả dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc ra đời. Ngược lại dùng liều cao dễ gây sốc, gây tai biến cho người bệnh. Vì vậy, nguyên tắc quan trọng trong điều trị lao phổi là uống đúng liều lượng thuốc bác sĩ chỉ định.

4. Tuân thủ cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả

Bệnh lao phổi đang hoạt động có khả năng lây nhiễm rất cao nếu tiếp xúc gần. Người bệnh lao phổi cần tự giác cách ly đồng thời sử dụng các biện pháp bảo hộ khi tiếp xúc với người khác. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh tụ tập đông người để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lao phổi, mỗi người cần lưu ý những điều sau đây:

– Tiêm vacxin ngừa lao phổi

– Đeo khẩu trang khi tụ tập nơi đông người, khi đi ngoài đường

– Không tiếp xúc gần, trò chuyện, dùng chung đồ cá nhân với người bị bệnh lao phổi

– Tránh dùng chung đồ cá nhân với người khác để loại trừ nguy cơ

– Giữ nhà ở thông thoáng, thường xuyên mở cửa để hấp thu ánh nắng mặt trời

– Mở cửa và dùng quạt liên tục vì vi khuẩn dễ lây lan ở nơi thông gió kém

Bụi bẩn, nấm mốc cũng là nguyên nhân gây bệnh lao

Giữ nhà cửa sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn, cải thiện chức năng hô hấp và nâng cao sức khỏe

Khi chăm sóc người bệnh lao phổi tại nhà, người thân cũng cần đặc biệt lưu ý những biện pháp phòng hộ để giữ an toàn cho bản thân

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital