Bọc răng sứ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích về cả tính thẩm mỹ và khắc phục sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu như quá trình bọc răng sứ được thực hiện đảm bảo an toàn, đúng quy trình. Trên thực tế có những trường hợp bệnh nhân sau khi bọc răng sứ có cảm giác đau nhức. Vậy nguyên nhân bọc răng sứ về bị đau là gì?
Menu xem nhanh:
1. Những nguyên nhân khiến bọc răng sứ về bị đau
1.1 Răng yếu
Trước khi thực hiện bọc răng sứ, bác sĩ cần thăm khám tổng quát nha khoa. Từ đó, tình trạng răng miệng của ta sẽ được nắm rõ. Điều này giúp phát hiện kịp thời nếu ta mắc bệnh nha khoa. Khi ấy, người bệnh cần điều trị triệt để trước khi tiến hành bọc răng sứ. Trường hợp không được kiểm tra kĩ, điều trị bệnh hoàn toàn thì sau khi bọc sứ, răng sẽ bị đau nhức.
1.2 Răng chưa được điều trị triệt để tình trạng viêm tủy
Viêm tủy răng là tình trạng nếu không được điều trị triệt để sẽ dẫn tới đau nhức sau bọc răng sứ. Ở trong một số trường hợp, bệnh nhân bị viêm tủy không được phát hiện trước khi thực hiện bọc răng sứ sẽ khiến răng nguy cơ cao bị hoại tử. Từ đó, dây thần kinh bị tác động dẫn tới sưng đau kéo dài, răng có thể phải nhổ bỏ.
Tình trạng đau nhức trong trường hợp này khá nghiêm trọng. Không ít bệnh nhân đã rơi vào trạng thái khó chịu tới mất ăn, mất ngủ, cơ thể suy nhược.
1.3 Nướu chưa thích nghi kịp với răng sứ
Khi tiến hành lắp mão răng sứ xong, nướu răng sẽ nhạy cảm hơn. Do đó, răng có thể xuất hiện tình trạng bị đau nhức. Ta cần mất thêm một khoảng thời gian để nướu có thể thích ứng. Khi đó, ta sẽ không còn có cảm giác bị ê buốt, đau nhức.
1.4 Mài quá nhiều men răng
Trong trường hợp bác sĩ thực hiện mài răng sai tỉ lệ hay có thao tác mài chưa chuẩn xác sẽ khiến răng mài đi quá nhiều, ngà răng bị lộ. Bên cạnh đó, nếu như răng sứ được chế tác không chuẩn xác sẽ không thể sát khít nướu. Từ đó, cặn thức ăn bị bám sẽ gây viêm nhiễm và kéo theo tình trạng bị đau nhức kéo dài.
1.5 Lệch khớp cắn
Sau bọc sứ, nhiều khách hàng bị đau nhức răng còn có thể do bị lệch khớp cắn. Điều này xuất phát từ sai sót trong quá trình thực hiện. Cụ thể, thao tác nắn chỉnh khớp cắn được thực hiện không chính xác khiến răng sứ nhô cao hơn so với bình thường. Răng bị lệch với răng đối diện khiến cho lực nhai bị dồn lên răng sứ gây ra vướng, đau khớp thái dương hàm.
1.6 Những bệnh lý răng miệng
Ngoài những bệnh viêm tủy, khi răng mắc tình trạng như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi, …, răng cũng cần được điều trị trước khi bọc sứ. Đây là một điều rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng về sau. Cụ thể, nếu như răng sâu mà không được nạo sạch phần sâu trước sẽ khiến vi khuẩn tấn công mạnh hơn vào tủy răng. Từ đó, tình trạng viêm tủy sẽ xảy ra. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân còn có thể bị áp xe và hỏng răng.
Bên cạnh đó, nếu ta mắc bệnh viêm nha chu, nướu răng thường có xu hướng bị tụt khỏi chân răng. Điều này khiến răng không thể được giữ chắc trên cung hàm. Vì vậy, nếu tình trạng không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng tới tuổi thị răng sứ và thậm chí cả răng thật.
1.7 Một số thói quen xấu
Một số những thói quen xấu như nghiến răng, nhai đá, cắn bút, … nếu tiếp tục duy trì sẽ khiến các răng đối diện phải chịu tác động mạnh, liên tục vào răng sứ. Từ đó, răng sẽ phải chịu áp lực lớn, gây ê buốt, đau nhức.
1.8 Rò rỉ chất liệu nha khoa
Công nghệ hóa cứng phần keo dán răng sứ ở trong nha khoa sẽ giúp đảm bảo về độ dính ổn định cho răng sứ. Thế nhưng, nếu ta thực hiện bọc răng sứ ở những nha khoa kém uy tín, công nghệ, máy móc không đảm bảo đáp ứng sẽ khiến keo bị lỏng và rò rỉ. Từ đó, tình trạng răng ê buốt, đau nhức sẽ xảy ra. Nghiêm trọng hơn, phần răng sứ có thể bị rơi ra ngoài.
1.9 Chất liệu răng sứ không đảm bảo
Nhiều khách hàng từng gặp phải trường hợp răng sứ chất lượng kém, không rõ về nguồn gốc. Điều này khiến tính dẫn nhiệt, độ bền không đảm bảo. Điều này sẽ dẫn tới những ảnh hưởng xấu cho răng thật khi ăn những thực phẩm nóng, lạnh hoặc hơi cứng.
1.10 Chế độ ăn uống chưa phù hợp
Sau khi thực hiện bọc răng sứ, nếu ta ăn những món quá cứng, quá dai cũng có thể gây tình trạng đau nhức. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng cũng rất cần thiết để tránh vi khuẩn tấn công răng sứ, gây khó chịu, ê buốt.
2. Cách khắc phục tình trạng bọc răng sứ về đau nhức
Những trường hợp sau khi bọc sứ nếu xảy ra tình trạng đau nhức, bệnh nhân cần nhanh chóng tới thăm khám nha khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra và chỉ định phương pháp khắc phục phù hợp, kịp thời. Trong trường hợp những cơn đau quá khó chịu mà ta chưa thể lập tức tới nha khoa thì có thể “chữa cháy” bằng một số phương pháp sau:
– Sử dụng thuốc giảm đau. Phương pháp này cần tham khảo và được chỉ định từ bác sĩ.
– Súc miệng với nước muối
– Chườm đá lạnh để giảm đau.
– Sử dụng hàm bảo vệ
– Điều chỉnh chế độ ăn, chăm sóc răng phù hợp. Cụ thể, ta không ăn những đồ quá nóng, quá lạnh, quá chua hay quá cứng. Đồng thời, việc vệ sinh răng miệng cần đảm bảo đánh răng 2-3 lần mỗi ngày. Cùng với đó là sự kết hợp làm sạch bằng chỉ nha khoa.
Trên đây là một số phương pháp giúp khắc phục tạm thời tình trạng bọc răng sứ về bị đau. Để có thể điều trị dứt điểm, bệnh nhân cần sớm tới nha khoa điều trị. Bên cạnh đó, để phòng tránh tình trạng này, ta cần lưu ý hơn khi lựa chọn nha khoa thực hiện. Mọi người hãy ưu tiên chọn nha khoa uy tín, bác sĩ chuyên môn cao. Điều này sẽ giúp quá trình bọc răng sứ đạt hiệu quả, an toàn hơn.