Nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch gây ra bởi cục máu đông

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Bình thường, máu chảy liên tục đi nuôi dưỡng khắp cơ thể. Khi xuất hiện vết thương, máu nhanh chóng đông lại nhờ cơ chế đông máu để ngăn tình trạng mất máu. Tuy nhiên nếu máu đông không đúng lúc thì có thể trở thành “thủ phạm” gây các biến cố nhồi máu cơ tim, đột quỵ… dẫn tới tử vong do bệnh tim mạch.

1. Cục máu đông – Một trong những “thủ phạm” gây tử vong do bệnh tim mạch 

Cục máu đông hay huyết khối là kết quả của quá trình đông máu. Bình thường, máu sẽ chảy liên tục để nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Nhưng khi xuất hiện các vết thương, quá trình đông máu được khởi động giúp “khóa” các vết thương lại, ngăn ngừa mất máu quá mức, nhờ đó tránh nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, khi các cục máu đông này xuất hiện trong lòng mạch, chúng có thể gây cản trở dòng chảy của máu đến các cơ quan quan trọng, trong đó có tim và não, gây ra các biến cố nguy hiểm. 

Tùy thuộc vào vị trí hình thành hoặc xuất hiện, huyết khối động mạch có thể gây ra:

Nhồi máu cơ tim: Xảy ra khi có cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch vành – mạch máu có chức năng đưa máu đến nuôi cơ tim – làm ảnh hưởng đến khả năng co bóp của tim.

– Đột quỵ nhồi máu não: Hiện tượng dòng máu đến nuôi não bị cắt đứt do tắc nghẽn.

– Bệnh động mạch ngoại biên: Tình trạng tắc nghẽn dòng máu đến nuôi các chi.

Theo các nghiên cứu, nhồi máu cơ tim và đột quỵ là hai nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Anh. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới năm 2019, các bệnh liên quan đến thiếu máu cơ tim và đột quỵ đứng top đầu trong các nguyên nhân gây tử vong. 

Tử vong do bệnh tim mạch gây ra bởi cục máu đông như thế nào?

Cục máu đông có thể gây tắc nghẽn các mạch máu quan trọng ở tim và não, gây tử vong cho người bệnh.

2. Cơ chế hình thành cục máu đông 

Khi dòng máu chảy bình thường, các tiểu cầu di chuyển tự do trong lòng mạch. Nhưng khi nội mạc mạch máu bị tổn thương, các tiểu cầu sẽ di chuyển đến khu vực có vết thương và hình thành nút tiểu cầu. Tại đây, quá trình hoạt hóa tiểu cầu và kích hoạt protein trong huyết tương tạo ra hàng loạt các phản ứng. Từ đó hình thành một mạng lưới vững chắc (sợi fibrin), “giam giữ” các tế bào hồng cầu ở bên trong nhằm ngăn hồng cầu thoát ra bên ngoài. Khối này được gọi là cục máu đông hay huyết khối.

Bình thường, trong máu vẫn có các protein ức chế sự hình thành của cục máu đông. Nhờ đó  ngăn ngừa sự phát triển quá mức của huyết khối trong lòng động mạch, đặc biệt là khi các mô bị tổn thương đã lành lại, không cần đến các cục máu đông nữa. Lúc này các huyết khối sẽ dần tan ra nhờ sự hoạt hóa của một loại enzym có tên gọi là plasmin. Các tiểu cầu và các tế bào khác được giải phóng về máu. Quá trình này có liên quan đến độ ma sát của dòng máu khi tác động lên thành mạch.

Khi quá trình ức chế này bị rối loạn sẽ khiến các huyết khối không thể tự tan ra, ngược lại liên kết với nhau. Kích thước các huyết khối tăng lên làm tăng nguy cơ tắc nghẽn.

3. Các nguyên nhân hình thành cục máu đông ở các bệnh nhân tim mạch

– Các vết thương: Các tổn thương là nguyên nhân gây kích hoạt hầu hết các quá trình hình thành cục máu đông, khi dòng máu tiếp xúc với các thụ thể đặc hiệu trên da hoặc trong thành mạch máu.

– Các mảng xơ vữa: Các mảng xơ vữa nứt vỡ ra trong quá trình lưu thông của dòng máu có thể dẫn đến cục máu đông. Hầu hết các trường hợp nhồi máu cơ tim và đột quỵ xảy ra có liên quan đến sự nứt vỡ này.

– Rung nhĩ: Khi máu chảy không đúng cách, các tiểu cầu có thể bị dính vào nhau, gây hình thành cục máu đông. Rung nhĩ và huyết khối tĩnh mạch sâu là hai nguyên nhân khiến máu chảy chậm hơn bình thường, gây tắc nghẽn và đông máu.

4. Các đối tượng có nguy cơ cao gặp phải cục máu đông?

Những người mắc bệnh mạch vành với sự hình thành của mảng xơ vữa trong lòng mạch là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải cục máu đông.

Nguy cơ đông máu sẽ tăng lên nhiều lần nếu bạn có một hoặc nhiều yếu tố sau:

– Chế độ ăn giàu chất béo

– Thường xuyên hút thuốc lá, nghiện thuốc

– Uống quá nhiều rượu mỗi ngày, cụ thể nam quá 3 – 4 đơn vị rượu/ngày, nữ 2 – 3 đơn vị rượu/ngày.

– Béo phì

– Lười vận động

– Đái tháo đường

– Tăng huyết áp

– Cholesterol trong máu cao

– Tuổi cao

Đối tượng nào dễ tử vong do cục máu đông?

Các bệnh nhân bị xơ vữa động mạch vành dễ gặp biến cố do huyết khối

5. Làm thế nào để ngăn quá trình hình thành cục máu đông một cách mất kiểm soát?

Chúng ta không thể ngăn ngừa hoàn toàn sự hình thành huyết khối, tuy nhiên, có rất nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ này bằng cách sử dụng thuốc và thay đổi lối sống.

5.1 Sử dụng các loại thuốc giảm sự hình thành huyết khối, phòng tử vong do bệnh tim mạch

Một số loại thuốc có tác dụng làm giảm độ kết dính của máu, ngăn chặn sự thu hút lẫn nhau giữa các tiểu cầu để tạo thành nút tiểu cầu, từ đó ức chế sự hình thành cục máu đông, khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc tạo ra các yếu tố đông máu như: thuốc ức chế kết tập tiểu cầu, thuốc làm loãng máu

Một số loại thuốc khác có khả năng làm tan huyết khối nhờ cơ chế kích hoạt các protein phân hủy thành sợi fibrin, được gọi là chất hoạt hóa mô plasminogen (tPA). Các thuốc này thường được sử dụng trong cấp cứu nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Trong trường hợp chảy máu khẩn cấp do sử dụng chất làm loãng máu, có thể cần sử dụng một số loại thuốc để đảo ngược quá trình này.

Nếu đã bị tắc nghẽn do huyết khối, bạn cần duy trì sử dụng thuốc để phòng ngừa huyết khối, đồng thời hạn chế các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông trong tương lai, gồm:

– Thuốc chống đông máu: Tiêu biểu là warfarin, sinthrone, dabigatran, apixiban, rivaroxaban…

– Thuốc kháng tiểu cầu: Thường dùng nhất là aspirin liều thấp hoặc clopidogrel.

– Các loại thuốc hạ huyết áp: Giúp giảm tổn thương thành mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và hình thành cục máu đông.

– Statin: Làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.

Các loại thuốc trên chỉ mang tính tham khảo, đơn thuốc cụ thể cần được kê bởi các bác sĩ chuyên khoa và cần tuân thủ nghiêm.

phòng ngùa cục máu đông gây tử vong ở bệnh nhân tim mạch

Người bệnh tim mạch cần kiểm soát sự hình thành và phát triển của huyết khối để giảm nguy cơ tử vong.

5.2 Thay đổi lối sống giúp ngăn cục máu động, hạn chế nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch

Một lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng để phòng ngừa cục máu đông và các bệnh tim mạch. Các chuyên gia tim mạch khuyên bạn cần duy trì các thói quen có lợi như:

– Không hút thuốc lá

– Ăn nhạt

– Ăn ít chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa)

– Ăn nhiều rau củ quả tươi

– Tập thể dục đều đặn, ít nhất 150 phút mỗi tuần

Tóm lại, cục máu đông là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các bệnh nhân tim mạch. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh. Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế các chẩn đoán và điều trị y khoa. Vì thế, bạn nên thăm khám thường xuyên để kiểm tra tình trạng tim mạch của mình. Nếu có các triệu chứng đau ngực, khó thở, ho khan, ngất xỉu, cần đi khám hoặc gọi cấp cứu ngay.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital