Thực đơn cho người sỏi thận cần bổ sung những trái cây sau

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu
Trái cây là một trong những loại thực phẩm thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của mỗi người, đặc biệt với những người mắc bệnh hoặc mới ốm dậy. Đối với những người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu cũng vậy, để nâng cao hiệu quả điều trị và tăng cường sức khỏe thì người bị sỏi thận cần bổ sung những trái cây sau.

1. Những trái cây tốt cho người sỏi thận

Thực đơn cho người sỏi thận cần bổ sung những trái cây nào?

Táo, dứa và trái cây họ cam, quýt đều là những trái cây tốt cho người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu (ảnh minh họa)

1.1. Trái cây họ cam, quýt

Những loại trái cây như cam, chanh, bưởi, trái cây họ cam quýt có chứa axit citric, loại chất có vai trò trong việc ngăn ngừa hình thành sỏi và hỗ trợ đào thải sỏi ra khỏi cơ thể.

Hơn nữa đây cũng là loại trái cây giàu vitamin C, kali… giúp củng cố hệ miễn dịch của cơ thể. Loại trái cây này còn có thuộc tính chống oxy hóa, chống viêm và kháng viêm tự nhiên rất tốt cho sức khỏe nếu người dùng bổ sung một điều độ, hợp lý.

1.2. Táo

Đây là trái cây rất tốt cho sức khỏe thận, đặc biệt là đây là loại quả không có natri – một yếu tố có thể gây nên sỏi thận. Ngoài ra, táo cũng thuộc các loại quả giàu vitamin C tự nhiên, vitamin C trong táo sẽ hỗ trợ quá trình chuyển hóa lượng cholesterol dư thừa bên trong cơ thể thành axit ở trong dịch mật, hạn chế sự tích tụ khoáng chất gây sỏi và giúp cơ thể người bệnh sỏi thận có thể kiềm hóa lượng nước tiểu, giảm các nguy cơ tạo tinh thể axit uric.

1.3. Dứa

Trong dứa chứa nhiều vitamin C, B1, axit hữu cơ… không chỉ tốt cho sức khỏe, đây còn là trái cây hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu.

2. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống để phòng ngừa sỏi thận

Bổ sung trái cây không thôi là chưa đủ, để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị hiệu quả sỏi thận thì người bệnh cần chú ý những điều sau:

Lưu ý trong chế độ ăn uống cho người sỏi thận, sỏi tiết niệu

Để phòng ngừa và hỗ trợ quá trình điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu hiệu quả hãy xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, chế độ sinh hoạt hợp lý (ảnh minh họa)

2.1. Uống đủ nước

Người bị sỏi nên uống 2,5-3 lít nước/ngày, uống đủ nước sẽ giúp bài tiết nước tiểu tốt, tránh sự lắng đọng các chất tạo sỏi cũng như có thể hỗ trợ “tống xuất” những viên sỏi nhỏ ra ngoài cơ thể.

2.2. Ăn thức ăn đa dạng, cân bằng

Ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm như tinh bột, đạm, chất xơ, thức ăn cần được phân chia đều ở các bữa ăn trong ngày… nhằm đảm bảo dinh dưỡng mà không làm tăng đậm nồng độ nước tiểu và tạo điều kiện để sỏi hình thành.

Cần cân đối giữa các thức ăn chứa canxi như tôm, cua, cá, trứng, sữa để bổ sung canxi phù hợp nhu cầu cơ thể mà không làm tăng canxi trong nước tiểu. Đặc biệt hạn chế ăn mặn, đồ ăn nhiều dầu mỡ… để hạn chế sự tích tụ các chất gây sỏi thận, sỏi tiết niệu.

Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn biện pháp điều trị và chế độ ăn uống phù hợp

Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn biện pháp điều trị và chế độ ăn uống phù hợp

Để phòng ngừa sỏi thận, sỏi tiết niệu cũng như hỗ trợ quá trình điều trị sỏi đạt hiệu quả tốt nhất người bệnh cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học; rèn luyện sức khỏe thường xuyên để giúp thận bài tiết tốt, dễ dàng đào thải các tinh thể có trong nước tiểu gây sỏi và thăm khám sức khỏe định kỳ có thể kiểm soát tốt các yếu tố gây bệnh cũng như phát hiện và điều trị sỏi kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital